• Trải nghiệm cùng trò Risk

    Posted on by BGV Company

    Risk  còn có tên trong vòng nguy hiểm là một trò chơi boardgame chiến thuật rất hấp dẫn, game đã giành được rât nhiều các giải thưởng uy tín trên thế giới.

    TỔNG QUAN

    Bạn là một trong 6 vị tướng (General) chịu trách nhiệm thống trị Thế giới. Tham gia vào trò chơi bạn sẽ phải chuẩn bị quân đội, chiếm lãnh thổ, chống lại hoặc xâm lược các cuộc tấn công/ vùng đất của người khác. Lượt chơi của trò chơi dựa trên việc gieo xúc sắc (xí ngầu).

    THIẾT LẬP TRÒ CHƠI



    – Mỗi người chơi được quy định bằng một mầu sắc đại diện cho quân đội và các quy ước khác. Quân đội được quy ước giá trị như sau (giá trị là đơn vị quân đội)

    Infantry / Bộ binh = 1

    Cavalry / Kỵ binh = 5

    Cannons / Pháo = 10

    – Mỗi người chơi chọn ra một số lượng cụ thể quân đội (trong tổng số mình có) để triển khai đến các khu vực trên bản đồ (Board). Tổng số lượng quân đội mỗi người chơi sở hữu phụ thuộc vào số lượng người chơi tham gia trò chơi

    2 Người chơi = 40

    3 người chơi = 35 (vd:  1 người có thể chọn 1 Pháo + 3 Kỵ binh + 10 Bộ bình = 10 + 3 x 5 + 10 x 1 = 35)

    4 người chơi = 30

    5 người chơi = 25

    6 người chơi = 20

    – Tiếp theo mỗi người chơi sẽ lần lượt gieo xúc sắc, ai có điểm số cao nhất sẽ là người bắt đầu chơi. Người chơi đầu tiên sẽ bắt đầu đặt Quân đội của mình lên các vùng đất trống (Board) để xác nhận quyền sở hữu. Người chơi sau cũng làm như vậy cho đến khi toàn bộ 42 vùng đất trống được phân chia cho các người chơi. Khi tất cả các vùng đất đều đã có chủ, người chơi tiếp tục đặt thêm quân đội vào một trong các vùng này để củng cố phòng thủ cho nó.

    Chú ý

    - Ở giai đoạn này, khi một người đã nhận lãnh thổ trống (ví dụ Board 15) thì người chơi sau không được quyền nhận Board 15 nữa mà phải nhận một Board trống bất kì khác.

    - Sau khi nhận hết các Board trống người chơi mới được tiếp tục đặt đơn vị lính thứ 2 của mình vào ô đó chứ không được đặt thêm vào khi vẫn còn Board trống.

    – Sau khi chọn xong các Board cho mình, người chơi bắt đầu xáo trộn đều các quân bài Risk và đặt úp xuống. Lưu ý các quân bài nhiệm vụ (Mission) được sử dụng cho chế độ chơi đặc biệt nên người chơi có thể tách để riêng ra và chỉ sử dụng các quân bài Risk để chơi bình thường.

    Hướng dẫn chơi boardgame Risk

    – Mỗi lượt chơi (Turn) gồm 3 phần: Đặt quân đội (1), Tấn công (2), và một Di chuyển tự do (3) vào cuối lượt.

    Đặt quân đội (1): Khi đến lượt của bạn, hãy đếm tổng số Board mà bạn sở hữu và chia cho 3. Kết quả lấy theo số nguyên (làm tròn) chính là số lượng quân đội bổ sung mà bạn sẽ nhận được. Nếu tổng số Board nhỏ hơn 3 thì bạn sẽ mặc định nhận được 3 quân đội thay thế.

    Thêm giá trị của bất kỳ châu lục nào (Á, Âu, Mỹ, Đại Dương, Phi) mà bạn hoàn toàn kiểm soát, và bài tiền thưởng nếu bạn cần hoặc muốn thêm chúng vào tổng số quân đội bổ sung này để cung cấp cho bạn số lượng quân đội mà bạn mong muốn. (quân đội này chỉ được đặt vào Board của bạn khi bạn có lượt – không có nghĩa nhận được quân đội là được đặt hết vào Board).

    + Điểm thưởng Board tính như sau:

    11 Board hoặc ít hơn = 3 quân đội

    12 Board hoặc ít hơn = 4 quân đội

    15 Board hoặc ít hơn = 5 quân đội

    18 Board hoặc ít hơn = 6 quân đội …

    + Bài tiền thưởng chỉ có thể được được dùng vào đầu lượt đi của bạn. Bộ bao gồm một trong các loại thẻ (Bộ binh, Kỵ binh, Pháo) hoặc ba quân đội cùng một loại. Quân bài hoang dã (Wild) có thể được sử dụng để tạo thành nhiều lượt chọn (Bộ binh, Kỵ binh, Pháo). Nếu bạn sở hữu một Board được hiển thị trên quân bài bạn có, bạn sẽ nhận được ngay 02 Bộ binh tự dọ trên Board đó.

    – Thiết lập giá trị này dựa trên số lượng các quân bài đã được sử dụng trong trò chơi:

    First set – 4

    Second set – 6

    Third set – 8

    Fourth set – 10

    Fifth set – 12

    Sixth set – 14

    – Sau lần thiết lập thứ 6, mỗi bộ sau đó thêm giá trị = bộ trước +5 (như vậy lần thiết lập thứ 7 sẽ là 14 + 5 = 19)

    – Sau khi đặt quân đội vào các Board, bạn có thể tuyên bố Tấn công (2). Bạn chỉ có thể tấn công một vùng Board tiếp giáp với bạn, nơi mà bạn có quân đội đặt trong Board đó có số lượng từ 2 trở lên. Nếu chỉ có 1 bạn chỉ có thể bảo vệ Board đó mà không thể phát lệnh tấn công.

    – Lãnh thổ của bạn có 5 quân đội và đối phương có 3. Bạn chỉ có thể tấn công với 4 quân đội, quân đội thứ 5 phải để lại phòng thủ Board của bạn (tối thiểu Board sỏ hữu phải có 1 quân đội). Bạn phải thông báo để 4 quân đội tấn công bằng một lượt duy nhất. Và nếu bạn giành chiến thắng thì bạn phải chuyển toàn bộ số quân đội mà bạn tuyên bố tấn công (ở đây là 4) sang Board chiếm được, như vậy Board cũ sẽ còn 1 quân đội và Board mới chiếm được sẽ có 4 quân đội.

    – Trong lượt của bạn, bạn có thể tấn công nhiều lần trong nhiều vòng chơi. Sau khi bạn thực hiện tuyên bố tấn công, nếu bạn chinh phục thành công một Board, bạn có thể rút ra một Risk card. Mỗi lượt bạn chỉ có thể rút 1 quân bài này.




    CÁCH CHIẾN ĐẤU

    – Bên phòng thủ sử dụng 3 xúc sắc mầu trắng để chống lại 3 xúc sắc mầu đỏ của Bên tấn công. Bên tấn công đưa lên 3 quân đội sử dụng để tấn công  với mỗi quân đại diện bởi một xúc sắc. Bên phòng thủ sử dụng 2 xúc sắc nếu họ có 2 hoặc nhiều quân đội, và 1 xúc sắc khi chỉ có 1 quân đội.

    – Bên tấn công giao xúc sắc trước, Bên phòng thủ gieo sau. Mỗi lượt gieo mỗi bên chọn 2 cây xúc sắc có điểm số cao nhất phân cặp để so sánh với nhau, bên nào có điểm số thấp hơn thì sẽ bị mất một quân đội. Cuối cùng bên nào hết quân đội trước sẽ là bên chiến thắng – hoặc bên tấn công phải rút quân, hoặc bên phòng thủ bị đánh bại và mất Board.

    VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH ĐIỂM

    – Bên tấn công gieo được 3 – 2 – 5, Bên phòng thủ gieo được 2 – 5. Kết quả 5 so với 5 và 3 so với 2. Mỗi bên mất 1 quân đội

    – Bên tấn công gieo được 4 – 6 – 5, Bên phòng thủ gieo được 5 – 4. Kết quả 6 so với 5 và 5 so với 4. Bên phòng thủ mất 2 quân đội

    – Bên tấn công gieo được 3 – 3 – 5, Bên phòng thủ gieo được 6 – 3. Kết quả 5 so với 6 và 3 so với 3. Bên tấn công mất 2 quân đội

    – Ở cuối lượt đi của bạn (Turn), bạn có thể Di chuyển tự do (3) tăng cường cho một lãnh thổ mà bạn sở hữu bằng cách di chuyển quân đội từ Board nọ sang Board kia miễn là đảm bảo ở mỗi Board có ít nhất 1 quân đội.

     LOẠI BỎ

    – Nếu một đối thủ loại bỏ bạn bằng cách tham gia lãnh thổ cuối cùng của bạn thì bạn phải mất tất cả quân bài Risk Card cho người chơi đó. Nếu người chơi đó giữ hơn 6 quân bài Risk Card thì người chơi đó ngay lập tức phải dùng Risk Card cho đến khi họ chỉ còn giữ ít hơn 4 quân bài, rồi mới được tiếp tục Tấn công (2).

    – Người chiến thắng trong trò chơi Boardgame Risk là người chinh phục được toàn bộ 42 Board.

    HƯỚNG DẪN CHƠI BOARDGAME RISK (2 người)

    – Sử dụng một quân đôi thứ 3 để thiết lập đội quân “trung lập” (dạng như Boss trên map ấy). Mỗi người chơi chọn 40 Bộ binh cho mình và 40 Bộ binh cho phe Trung lập.

    – Bỏ 2 quân bài Wild card từ chồng bài Risk Card (và quân bài nhiệm vụ). Trộn đều các quân bài và chia thành 3 phần cho mỗi người 1 phần và “Trung lập” một phần.

    – Mỗi người chơi đặt 1 quân đội của mình trên 14 Board chọn, quân đội Trung lập cũng vậy. Sau đó người chơi tiếp tục đặt thêm quân đội để cung cố các Board của mình, quân đội Trung lập cũng vậy.

    – Sau khi hoàn thành, đưa 2 quân bài Wild card vào trong xấp bài và tráo đều lên rồi chơi như bình thường. Đối với quân đội trung lập sẽ không có quân tiếp viện hỗ trợ. Trường hợp bị người chơi Tấn công (2) thì đối thủ sẽ là người đổ hộ Xúc sắc. (vì thế nên phe Trung lập chỉ có phòng thủ chứ không bao giờ Tấn công)

    CÁCH CHƠI CAPITAL RISK

    – Trong cách chơi này, người chơi tự chọn một Board bất kì và quy ước làm Capital – Thủ đô bên cạnh các Board khác (tự chọn chứ không dùng bài Risk để chọn)

    – Sau cùng, chỉ cần chiếm được hết các Capital của những người chơi khác thì sẽ là người thắng cuộc.

    – Trong cách chơi này, khi người chơi để mất Capital thì mặc nhiên sẽ bị thua cuộc, các Board khác đang sở hữu sẽ trở thành “Trung lập”.

    CÁCH CHƠI SECRET MISSION RISK (3 đến 6 người)

    – Vùng lãnh thổ được chọn bằng cách dùng quân bài Risk sau khi đã loại bỏ các cây bài Wild từ đầu. Mỗi quân bài Risk đại diện cho một vùng lãnh thổ (Board), và người chơi tự sắp xếp quân đội theo từng vùng lãnh thổ của họ theo luật chơi chung của trò chơi. Quân bài nhiệm vụ (Mission Card) được trao cho một người bất kì được gọi là General. Người chơi General có nhiệm vụ kiểm tra lại các quân bài Mission Card và loại bỏ những quân bài không liên quan đến trò chơi (do thiếu người chơi), sắp xếp lại, trộn đều và đặt úp xuống. Những người khác tham gia trò chơi phải hoàn thành các nhiệm vụ bí mật này, ai là người hoàn thành trước sẽ là người chiến thắng. (tất nhiên là với điều kiện còn sở hữu ít nhất một Board để làm chỗ trú chân rồi).

    Xem thêm

  • Twilight Imperium 3 Đại chiến giữa các vì sao

    Posted on by BGV Company


    Twilight Imperium 3 là tựa board game đình đám xuất bản từ 1997 và được thiết kế lại vào năm 2007, phiên bản thứ 3. Với việc thiết kế lại, TI3 đã trở thành 1 board game “đỉnh” trong dòng game chiến thuật, giao thương, chính trị và chiến tranh không gian. Boardgame HUB sẽ cùng các bạn đánh giá tổng thể TI3 để hiểu tại sao nó được gọi là “đỉnh”?

    Tổng quan



    Trong Twilight Imperium 3, mỗi người chơi lãnh đạo 1 dân tộc trong vũ trụ để tranh dành ngôi vua (Imperial Throne), đưa dân tộc mình lên vị trí quyền lực nhất toàn vũ trụ. Theo đó, người chơi sẽ phải tìm cách cân đối các nguồn lực, tài nguyên của mình nhằm phát triển quân sự, phát triển kinh tế, phát triển ngoại giao hay phát triển công nghệ… nhằm đạt được mục tiêu của mình.

    Twilight Imperium 3 tạo ra môi trường tương tác mở cho các người chơi. Người chơi được tự do lựa chọn cách thực hiện mục tiêu, bằng sức mạnh kinh tế, bằng sức mạnh quân sự hay gây chiến tranh, bằng chính trị hay tạo đồng minh, … Người chơi sẽ được vận dụng hết tất cả các kĩ năng của mình để kiểm soát tất cả các yếu tố đang xảy ra trên bản đồ và giữa các người chơi. Liệu đồng minh hiện tại của bạn có giữ lời hứa hay sẽ phá vỡ liên minh khi thời điểm đến có lợi cho họ? Liệu dân tộc “hàng xóm” có hiếu chiến và động binh? Liệu đối phương sẽ lơ là để bạn có thể tiến đánh 1 mục tiêu quan trọng nào đó?…

    Mỗi game Twilight Imperium 3 sẽ là 1 bản đồ mới, các dân tộc khác nhau, các nhiệm vụ khác nhau. Twilight Imperium 3 có giá trị chơi lại cao. Với mỗi game Twilight Imperium 3, bạn sẽ có 1 trải nghiệm mới hoàn toàn khác.

    Cốt truyện

    Đây chính là điểm mà Twilight Imperium 3 được đánh giá cao. Khi chơi Twilight Imperium 3, bạn sẽ được chìm vào 1 thế giới tưởng tượng rộng lớn với cốt truyện đầy đủ và sâu sắc. Từ việc tại sao vũ trụ trở nên hỗn loạn, đến việc dân tộc lãnh đạo Lazax suy vong ra sao, bạn sẽ từ từ được khám phá. Mỗi dân tộc trong Twilight Imperium 3 đều có 1 lịch sử riêng, 1 văn hóa rất riêng.


    Thiết kế

    Ngoài cốt truyện và cách chơi đặc biệt, Twilight Imperium 3 còn được thiết kế siêu đẹp với hộp đựng game lớn ngoài sức tưởng tượng (61cm x 30.5cm x 10.2 cm, nặng 3.36 kg) – nỗi ác mộng cho các nhà vận chuyển (shipping). Với gần 350 phi thuyền và lính thiết kế bằng nhựa và hơn 400 thẻ bài (thẻ hành động – action cards, thẻ chính trị – politic cards, thẻ công nghệ – tech cards, …), Twilight Imperium 3 là 1 công trình nghệ thuật vô cùng chi tiết thể hiện được thế giới vũ trụ rộng lớn của game.

    Cách chơi




    Mỗi người chơi sẽ được chọn hoặc chia bất kỳ 1 dân tộc và nhận nhiệm vụ bí mật (secret objective). 18 dân tộc trong Twilight Imperium 3 có cốt truyện riêng, có các kĩ năng đặc biệt riêng, có công nghệ đặc trưng riêng, có kĩ năng quân sự riêng, phi thuyền đặc trưng riêng; từ đó bạn sẽ phải có các chiến thuật phù hợp với dân tộc mà mình được chọn. Các người chơi sẽ đấu trí với nhau để thực hiện các nhiệm vụ công khai (public objective) và nhiệm vụ bí mật của mình. Các nhiệm vụ công khai thường dễ làm nhưng ít điểm. Nhiệm vụ bí mật thường sẽ khó thực hiện và mang tính quyết định thắng hay thua của bạn trong 1 game. Người chơi có 10 điểm trước hoặc người chơi có nhiều điểm nhất khi game kết thúc sẽ chiến thắng.

    Game Twilight Imperium 3 thường diễn ra từ 7 – 10 lượt, trong đó mỗi người chơi khởi đầu bằng cách lựa chọn các thẻ bài chiến lược (strategy card) cho lượt đó. Các thẻ bài này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chiến thuật của bạn trong lượt đi. Trong lượt hành động, lần lượt các người chơi sẽ sử dụng các thẻ lệnh (command counters) để điều quân đội, xây dựng, chiếm đóng các hành tinh, gây chiến … nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ, tìm kiếm thêm tài nguyên, xây dựng thêm phi thuyền, quân đội, phát triển công nghệ và từ đó thực hiện các nhiệm vụ.

    Người chơi cũng có thể thành lập các liên minh (tạm thời), các hợp đồng giao thương, đưa ra các lời hứa hoặc mua chuộc nhau bằng hàng hóa (trade goods). Tuy nhiên, mọi lời hứa trong Twilight Imperium 3 đều không thực sự ràng buộc, bạn có thể phá bỏ lời hứa bất cứ lúc nào. Tim bạn sẽ ngừng đập khi bạn đưa quân vào không phận của đứa bạn thân của bạn, trong khi 2 người đang có hứa hẹn liên minh với nhau. Và bạn không có lựa chọn nào khác vì bạn phải chiếm nhà của đối phương thì mới đạt được điểm của nhiệm vụ bí mật!

    Hãy cùng thử sức với Twilight Imperium 3 nhé !

    Nguồn: BoardgameHub - cám ơn BoardgameHub đã dành thời gian để có được bài Review này :)

    Xem thêm

  • Những lợi ích tuyệt vời của boardgame đối với sự phát triển của trẻ

    Posted on by BGV Company

    Đọc thêm: Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ (tiếp theo) 

    Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển những trò chơi trực tuyến online dần làm xói mòn giới trẻ với nhiều tác động xấu đến sự tư duy phát triển của trẻ. B
    oardgame trở lại đáp ứng nhu cầu vận động vui chơi chính đáng, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng trí tưởng tượng và óc sáng tạo không giới hạn.

    1. Sự tập trung cao độ và khả năng ghi nhận tình huống: 


    Trước 3 tuổi, trẻ chủ yếu chú ý không chủ định; khả năng tập trung chú ý không cao, thường di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác theo nguyên nhân không rõ ràng. Các con chỉ có thể hướng sự quan tâm vào một đối tượng chuyển động. Sự chú ý của con ít hướng vào lời nói và luôn bị gián đoạn. Khả năng “chụp hình” thông tin rất quan trọng, cũng như việc lưu trữ thông tin đó vào bộ nhớ, là một kỹ năng thiết yếu làm nên sự vượt trội trong học tập cũng như trong cuộc sống của con sau này.

    Boardgame giúp con học được kỹ năng quan sát từ khái quát đến chi tiết và rèn được khả năng tập trung cao độ khi chơi; đồng thời tập luyện khả năng ghi nhận và lưu nhớ tình huống của mỗi ván cờ.

    2. Khả năng phân tích vấn đề và đánh giá tình huống:


    Khi đã lưu nhớ tình huống, con sẽ học được cách phân tích và đánh giá vấn đề:

    Như ở Boardgame “Sắc màu vui nhộn”: con phải sử dụng kỹ năng tổng hợp để phân tích và đánh giá khi đổ cả 2 xúc xắc hình dạng và màu sắc để tìm hình khối hội đủ các điều kiện cần có theo yêu cầu.

    3. Dạy trẻ học cách giải quyết vấn đề:

    Qua mỗi lần chơi, con sẽ học được cách giải quyết bài toán của mình sao cho nhanh nhất và chính xác nhất và đồng thời học được cách đưa ra hàng loạt các giải pháp cho cùng một vấn đề và chọn cho mình một phương án tối ưu nhất để thực hiện qua việc tìm kiếm, thử nghiệm các thẻ gạch chính là cách trẻ học cách lập luận: tại sao lại là thẻ vừa mà không phải là thẻ dài hay thẻ ngắn, vì sao phải xếp theo chiều ngang chứ không phải là chiều dọc và từ đó học cách giải quyết vấn đề của mình.

    4. Xây dựng kỹ năng toán học cơ bản:

    Con được xây dựng các khái niệm cơ bản của toán học qua trò chơi như khái niệm về to nhỏ; dài ngắn; phân loại; so sánh; hình dạng; số học… từ đó con được phát triển kỹ năng toán học ngay từ rất sớm một cách vui thích, tự nhiên chứ không hề bị ép buộc.

    5. Nâng cao khả năng tư duy logic: 


    Con trẻ sẽ học được khả năng suy luận logic, tư duy toán học từ việc quan sát các chi tiết nhỏ nhất đến tổng quan của bức tranh trong mỗi ván cờ để hoàn thành bài toán một cách xuất sắc từ đó nâng cao khả năng nhận thức tổng hợp biến hình ảnh trừu tượng thành mô hình thực tế.

    6. Phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp: 


    Khả năng ngôn ngữ là một thước đo đánh giá sự phát triển trí tuệ của con. Boardgame là một công cụ trực quan sinh động giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ một cách kỳ diệu. Là một “cầu nối thân thiện” giữa ba mẹ/người trông trẻ và con.

    Cùng chơi với con, ba mẹ và con sẽ hiểu nhau hơn. Ba mẹ sẽ nhanh chóng phát hiện con phát triển tốt mặt nào, chưa tốt mặt nào để có cách giúp con phát triển trí tuệ tốt hơn. Con sẽ dần dần tin tưởng nhiều hơn ở ba mẹ và mau chóng gắn kết với gia đình và tự tin vào năng lực bản thân. Hẳn ba mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng con có thể cộng trước khi con biết đếm, có thể hiểu một trăm từ trước khi con biết nói.

    7. Phát triển các kỹ năng vận động – trí tuệ (tâm vận động):

    Board game là những trò chơi năng động làm tăng các kỹ năng vận động tinh tế, vận động phối hợp và sự linh hoạt. Con trẻ có thể học qua các thao tác vận động của bàn tay và phối hợp chính xác với mắt như: cầm – nắm, kéo – đẩy, tìm tòi, phân loại theo màu sắc, hình dạng.. càng chơi con càng phát triển tư duy từ trực quan đến trừu tượng, từ tham gia vô thức đến hành động có kế hoạch rõ ràng. Qua mỗi ván cờ con lại học được các qui luật tự nhiên, đồng thời hình thành tính độc lập và tự tin vào bản thân.

    8. Phát triển các kỹ năng xã hội: 

    Qua các bạn chơi cùng, con dần hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội và giao tiếp. Con sẽ học cách chơi theo nhóm, tôn trọng bạn chơi, chấp nhận các qui luật chơi, biết chế ngự cảm xúc và mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ xã hội, cộng đồng.

    9. Kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo:



    Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống! Trí tưởng tưởng và sáng tạo cho phép con người suy nghĩ ra những ý tưởng hoặc khái niệm theo một cách hoàn toàn mới. Tất cả những phát minh vĩ đại trong lịch sử nhân loại đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng và sáng tạo. Các bộ cờ (Ví dụ: cờ vua) đều hội đủ các điều kiện cần và đủ của một giáo cụ để dẫn dắt và kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của con qua hình dạng, màu sắc, kích thước và chất liệu an toàn.

    Xem thêm

  • Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ (tiếp theo)

    Posted on by BGV Company

    Đọc thêm: Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ

    Board games là một trò chơi tuyệt vời kết nối khắng khít tình cảm của các thành viên trong gia đình và để những đứa trẻ của bạn vui chơi học hỏi. Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ sẽ gợi ý cho bạn 5 trò chơi vừa giúp con bạn chơi vui vừa giúp trẻ phát triển tư duy.

    1.Game of Life


    The Game of Life là trò chơi mô phỏng đầu tiên nổi tiếng của Mỹ. Trò chơi mô phỏng chuyến đi của một người đi qua cuộc sống của mình, từ đại học để nghỉ hưu, có công ăn việc làm, hôn nhân, và em bé. Hai tới sáu người có thể chơi cùng nhau. Biến thể của trò chơi có thể tám đến mười người chơi. Phiên bản hiện đại đã được xuất bản lần đầu 100 năm sau đó, vào năm 1960.

    Lứa tuổi : 8+


    2.Chess ( cờ vua)


    Cờ vua là trò chơi đòi hỏi sự tư duy logic giữa 2 người chơi. Một gameboard với 64 ô hình vuông trắng đen được sắp xếp trong một lưới tám trên tám. Cờ vua được chơi bởi hàng triệu người trên thế giới tại nhà, công viên, câu lạc bộ, trực tuyến, và trong các giải đấu. Những năm gần đây, cờ vua đã trở thành một phần của một số chương trình giảng dạy học.


    3. Monopoly ( Cờ tỷ phú )


    Cờ Tỷ Phú là một loại trò chơi cờ do Parker Bros., một nhãn hiệu của công ty đồ chơi Hasbro, sản xuất. Người chơi đấu với nhau để giành các bất động sản thông qua những hoạt động kinh tế được cách điệu, trong đó có mua bán, cho thuê và trao đổi tài sản bằng cách sử dụng tiền, trong khi những người chơi lần lượt di chuyển xung quanh bàn cờ theo mỗi lần gieo xúc xắc. Trò chơi cờ này được đặt tên theo khái niệm độc quyền (tiếng Anh: Cờ Tỷ Phú) của kinh tế, đó là sự chiếm hữu thị trường của một nhà cung cấp đơn lẻ.

    Lứa tuổi : 8+


    4. Twister


    Twister là một trò chơi kỹ năng thể chất được sản xuất bởi Công ty Milton Bradley và Winning Moves. Nó được chơi trên một tấm thảm nhựa lớn đó là lây lan trên nền hoặc sàn. Không có giới hạn người chơi.

    Lứa tuổi :6+


    5. Candy Land

    Candy Land (hay Candyland) là một trò chơi đua xe đơn giản. Trò chơi  không đòi hỏi kỹ năng cao, nó phù hợp cho trẻ nhỏ. Do thiết kế của trò chơi, không có chiến lược nên chỉ cần làm theo hướng dẫn. Người chiến thắng được quyết định trước bởi các shuffle của thẻ.

    Lứa tuổi: từ 3 đến 6 tuổi

    Xem thêm

  • Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ

    Posted on by Thảo Hồ Phương

    Board games là một trò chơi tuyệt vời kết nối khắng khít tình cảm của các thành viên trong gia đình và để những đứa trẻ của bạn vui chơi học hỏi. Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ sẽ gợi ý cho bạn 5 trò chơi vừa giúp con bạn chơi vui vừa giúp trẻ phát triển tư duy.

    1.       Scrabble


    Scrabble là trò chơi ghép từ, giữa hai hoặc nhiều người. Khi đến lượt mình, người chơi dùng những miếng có ghi chữ cái đặt lên một bàn ô vuông sao cho các từ tạo ra theo hàng dọc và hàng ngang đều có nghĩa. Hãy nhắc nhớ những cảm giác khi cùng bố hoặc mẹ ngồi xuống, cùng nhau thảnh thơi chơi trò Scrabble vào cuối tuần ? Thời gian gia đình có thể bị thu nhỏ trong những năm qua, nhưng các trò chơi vẫn không thay đổi.

    Lứa tuổi 8+.

    2.       Clue 


    Clue là trò chơi trí tuệ , đòi hỏi sự suy luận logic. Bạn sẽ được hóa thân thành một vị thám tử để đi tìm ra bí mật của một vụ án bí ẩn. Ai mới là hung thủ thật sự có khi nào là  Đại Tá Mustard trong vườn với cây nến? Các vị thám tử trẻ tuổi sẽ vô cùng thích thú với trò trơi này.

    Lứa tuổi: 9+

    3.       Sorry  



    Sorry là một trò Board games tập thể dựa trên Thánh cổ xưa và trò chơi vòng tròn Pachisi. Người chơi cố gắng để đi du lịch quanh bảng với mảnh của họ nhanh hơn bất kỳ cầu thủ nào khác.

    Lứa tuổi : 6+

    4.       Chinese Checkers 


    Cờ Trung Quốc hoặc cờ Trung Quốc là một trò Board games tập thể đầy chiến lược có thể được chơi bởi hai, ba, bốn, sáu người, chơi riêng lẻ hoặc với các đối tác. Trò chơi là vào thời hiện đại và là biến thể đơn giản của trò chơi Halma.

    Mục tiêu đầu tiên là cuộc đua của một miếng trên hình quẻ gameboard vào "nhà"-góc của ngôi sao đối diện với một bắt đầu từ góc-bằng cách sử dụng đơn-bước di chuyển hoặc di chuyển mà nhảy qua phần khác. Những người khác tiếp tục chơi thiết lập 2, 3, 4, 5, và cuối đặt lượt. Giống như các kỹ năng dựa trên trò chơi, cờ đam Trung Quốc liên quan đến chiến lược. Các quy tắc rất đơn giản, vì vậy, ngay cả trẻ em có thể chơi.

    Lứa tuổi :5 +

    5.       Snakes and Ladders
     

    Snakes and Ladders (Rắn và Than ) là một trò chơi tập thể của người Ấn Độ xưa. Bây giờ, nó trở nên khá phổ biến trên toàn thế giới. Nó được chơi giữa hai hoặc nhiều người chơi trên một gameboard hình vuông có đánh số.  Trò chơi là một cuộc thi cuộc đua đơn giản dựa vào may mắn vô cùng thích hợp với trẻ.

    Lứa tuổi: 4+ 

    T.A



    Xem thêm

  • Board Game – Trò gì mà hay vậy?!

    Posted on by BGV Company

    Board Game – Trò gì mà hay vậy?!


    Với nhiều tác động mang tính chất tiêu cực, có vẻ thế giới trò chơi trực tuyến đầy âm thanh và màu sắc không còn đủ sức hấp dẫn đối với đa số teen nữa. Ngày càng có nhiều bạn tìm đến với những trò chơi mang tính thể dục bộ não và cả chân tay. Trào lưu chơi mới này được gọi chung là Board Games.


    1. Nhận dạng một thú chơi mới


    Board Games - "Trò chơi trên bàn" là một hình thức giải trí mới lạ, hấp dẫn dành cho các bạn trẻ, giúp cho người chơi phát triển tư duy, kỹ năng suy luận, giao tiếp và phán đoán. Trên thế giới những trò chơi này đặc biệt đa dạng, bạn có thể chơi hai người hoặc cả nhóm với nhau.

    Board Games thường xử dụng các vật dụng đi kèm như các lá bài, hạt xí ngầu, quân cờ... để hỗ trợ cuộc chơi.

     

    Cờ tỷ phú - Board Game không còn xa lạ với các game thủ !           


    Hiện Board Games được sản xuất và lưu hành ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt rất phổ biến ở khu vực Châu Âu. Tại nhiều nước phát triển, Board Game còn được đưa vào trường lớp và được xem như một môn sinh hoạt ngoại khóa. Board Game giúp cho người chơi phát triển tư duy, kỹ năng suy luận, giao tiếp và phán đoán.

             
    2. Chinh phục các Board Games
             
    Tương tự như game trên máy tính, Board Games có rất nhiều thể loại như xây dựng, chiến tranh, sắp xếp, phán đoán, suy luận, tính toán, giải trí, v.v… Điểm khác biệt và cũng là điểm thú vị nhất của Board Games là mọi người có thể cùng chơi trực tiếp với nhau. Mỗi trò chơi có luật chơi khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, với một mục tiêu mà mọi người chơi cùng hướng đến. Để chiến thắng, người chơi cần sử dụng kỹ năng phân tích tình huống, lập chiến lược, phán đoán và cả may mắn. Thời gian chơi tùy thuộc vào từng trò, có những trò chơi rất nhanh nhưng có trò phải tốn từ 1 đến 2 giờ đồng hồ mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, do tính hấp dẫn đặc biệt của không ít trò chơi nên bạn sẽ không có cảm giác thời gian trôi lâu quá.
     
    Những quân bài Uno này tuy đơn giản nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt lắm đấy !
               
    Thêm một điểm hấp dẫn của Board Games không nằm ở trình độ, tuổi tác hay sức khỏe mà chính ở cách tư duy, tính toán của mỗi người để dẫn đến chiến thắng cho cả tập thể. Ở xứ ta cũng đã xuất hiện khá nhiều Board Games có sức cuốn hút như: Cờ Tướng, Cờ Vua, Cờ Vây, Cờ Cá Ngựa, Cờ Tỷ Phú, Cờ Dominoes, Cờ Thú,… Những game này không còn xa lạ, đặc biệt với những teen ưa thích trò chơi trí tuệ.

    Theo ThieuNien.vn

    Xem thêm

  • Tổng hợp một số Boardgame không thể bỏ qua

    Posted on by BGV Company

    Nếu như bạn đang tìm kiếm những trò chơi có tính tương tác cao và đem lại những giây phút thư giãn bên bạn bè thì Boardgame chính là sự lựa chọn tốt nhất của bạn.

    Boardgame – trò chơi cờ bàn, là một thể loại trò chơi gồm 2 hoặc nhiều người tương tác trực tiếp với nhau thông qua một bàn cờ. Hiện nay Boardgame đang ngày càng phổ biến trên thế giới, tại Việt Nam có thể kể một vài cái tên quen thuộc như cờ vua, cờ tướng, cờ vây, cờ tỷ phú… Hãy cùng Game4V điểm tên một số Boardgame được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay trên thế giới.

    Cờ tỷ phú

    Thể loại: Kinh doanh

    Số lượng người chơi: 2-8 người

    Cờ tỷ phú là một Boardgame rất đỗi quen thuộc và rất phổ biến trên thế giới. Năm 1934, Charles B. Darrow sống tại thị trấn Germantown, Pennsylvania, đã giới thiệu một trò chơi có tên là Monopoly với ban quản trị hãng Parker Brothers. Ông Darrow lúc bấy giờ đang thất nghiệp, giống như nhiều người Mỹ khác thời bấy giờ. Ông thường chơi trò này để tự giải trí và giết thời gian. Với niềm hy vọng rằng trò chơi này sẽ đem lại danh tiếng và vận may cho mình, ông Darrow đã tìm cách tự sản xuất ra bộ đồ chơi này.

    Cờ tỷ phú.

    Cờ tỷ phú.

    Dụng cụ chơi: gồm 1 bàn cờ, 2 con xúc xắc, vật dụng tượng trưng cho người chơi, tiền và khay đựng tiền.

    Luật chơi: 

    Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, người nào có số điểm cao nhất thì được đi trước, người đó sẽ đặt con giống của mình lên ô có chữ GO, sau đó gieo xúc xắc nữa và đi con giống của mình theo hướng mũi tên đúng với số ô mà số điểm xúc xắc hiển thị. Khi bạn đi xong, người ngồi bên trái được đến lượt đi. Khi đến lượt kế của bạn, lại gieo xúc xắc và đi tiếp từ ô đang đứng. Trong một ô cùng một lúc có thể có nhiều con giống cùng đứng chung.

    Tùy theo ô mà bạn đến, bạn có thể “được” mua đất hoặc nhà ở đó (nếu chưa có ai mua) hoặc “bị” trả tiền thuê nhà, thuê đất, trả thuế, rút thẻ Cơ Hội hoặc Khí Vận, hoặc đi tù, v.v…. tùy theo nội dung của ô yêu cầu.

    Nếu bạn gieo xúc xắc được 2 mặt giống nhau, bạn vẫn đi như bình thường rồi thực hiện “quyền lợi và nghĩa vụ” của ô mà bạn đến, sau đó lại được gieo xúc xắc tiếp một lần nữa. Nhưng nếu xúc xắc của bạn gieo 3 lần đều có 2 mặt giống nhau liên tục, bạn sẽ phải “đi tù”.

    Rút gỗ Jenga

    Thể loại: Nhanh Nhẹn. Khéo Léo

    Số lượng người chơi: 2 – 8 người

    Trò chơi Rút gỗ Jenga được tạo nên bởi Leslie Scott, nhà đồng sáng lập của Oxford Games Ltd, dựa trên một trò chơi của gia đình cũng dựa trên nền tảng là các miếng gỗ được mua trong một xưởng gỗ tại Takoradi, Ghana vào đầu những năm 1970. Vào tháng 1 năm 1983, Scott tung trò chơi của mình tại London Toy Fair với cái tên Jenga (bắt nguồn từ tiếng Swahili với nghĩa xây nhà). Những bộ Rút gỗ đầu tiên được sản xuất bởi công ty Leslie Scott Associates tại Camphill Village Trust tại Boston, Yorkshire. Hiện nay, tại bảo tàng V&A Museum of Childhood vẫn đang trưng bày mẫu nguyên bản của Jenga vào năm 1982. Cho đến nay có rất nhiều phiên bản của trò chơi này được phát triển trên trò chơi gốc và có nhiều luật chơi thú vị.

    Rút gỗ Jenga.

    Rút gỗ Jenga.

    Dụng cụ chơi: bao gồm 54 miếng gỗ với kích cỡ mỗi miếng gỗ phổ biến là (1.5×2.5×7.5cm – kích cỡ này có thể thay đổi tùy từng dị bản của trò chơi).

    Luật chơi:

    Luật chơi của Rút gỗ Jenga khá đơn giản. Người chơi sẽ phải xây dựng một tòa nhà 18 tầng với các tầng liền nhau có hướng vuông góc với nhau. Ví dụ nếu tầng 1 hướng Bắc Nam thì tầng 2 sẽ đặt theo hướng Đông Tây, các tầng tiếp theo cũng sẽ tiếp tục theo quy luật này.

    Người xây tòa nhà cũng sẽ là người được quyền di chuyển nước đi đầu tiên. Một nước di chuyển sẽ bao gồm rút miếng gỗ từ trong tòa nhà và đặt nó lên trên tầng cao nhất của tòa nhà. Chỉ được sử dụng duy nhất một tay trong nước di chuyển của mình. Nếu sau 10 giây mà tòa nhà không bị đổ, sẽ đến lượt nước đi của người tiếp theo.

    Trò chơi sẽ kết thúc khi tòa nhà bị đổ. Người khiến tòa nhà bị đổ sẽ bị xử phạt, hình phạt do những người còn lại trong nhóm quyết định. Trong nhiều phiên bản sẽ coi người chiến thắng chính là người cuối cùng rút gỗ ra khỏi tòa nhà mà nhà không bị đổ.

    Uno

    Thể loại: Game bài, giải trí nhóm

    Số lượng người chơi: 2 – 10

    Uno là một trò chơi bài xuất phát từ Mỹ, với các quân bài có số được in với màu sắc khác nhau. Trò chơi thích hợp cho từ 2-10 người chơi, với lứa tuổi từ 5 trở lên. Thông thường, bộ bài UNO gồm 108 lá chia làm 4 màu: Xanh lá, Xanh biển, Đỏ và Vàng được chia đều và đánh số từ 0-9, mỗi lá bài lại có một tính năng khác nhau. Hiện tại Uno không chỉ có bộ bài thông thường mà còn có rất nhiều loại mẫu mã bắt mắt khác như bài Uno H2O chống thấm nước, bài Uno Spin, Uno Kitty, Uno Doraemon, Uno Angry birds, …

    Uno Tổng hợp một số Boardgame không thể bỏ qua 3

    Uno

    Dụng cụ chơi: Bộ bài Uno bao gồm 108 quân bài.

    Luật chơi: 

    Trước khi bắt đầu chơi, mỗi người rút 1 quân bài, người nào rút quân bài có số lớn nhất sẽ giành quyền chia bài. Chia đều cho mỗi người chơi 7 lá bài từ trái sang phải (theo chiều kim đồng hồ), phần còn dư sẽ để giữa khu vực chơi, dùng để rút.

    Sau khi chia bài, người chia bài bốc 1 lá bất kỳ trong phần bài còn dư để chọn lá bài được đánh trước. Người chia bài cần đánh lá bài của mình theo số hoặc màu sắc giống với quân bài đã bốc. Và những người tiếp theo đánh theo nguyên tắc “cùng số hoặc cùng màu”. Nếu bạn không có các quân bài phù hợp để đánh (như liệt kê trên), thì bắt buộc bạn phải rút 1 lá bài từ phần bài “rút” (là phần bài dư để giữa khu vực chơi).

    Khi có 1 người chơi đánh hết quân bài trên tay, trò chơi sẽ kết thúc và người chơi chiến thắng sẽ ghi điểm bằng tổng điểm của tất cả các người chơi còn lại. Các người chơi còn lại sẽ bị trừ số điểm mà họ có trên tay.

    Ma sói – The Werewolves of Millers Hollow

    Thể loại: Nhập vai

    Số lượng người chơi: 8 – 18 người.

    Ma Sói là một trò chơi sôi động thích hợp để chơi với nhiều người trong nhóm lớn. Một trong những tựa game đang rất thịnh hành trên khắp thế giới. Trò chơi diễn ra trong bối cảnh vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, thời kỳ nổi bật với những truyền thuyết về ma cà rồng và người sói.

    Cốt truyện của trò chơi xoay quanh 1 ngôi làng cổ ở ven bờ biển đen, nơi mà trước đây cuộc sống vốn dĩ rất yên bình, bỗng dưng bị phá vỡ khi xuất hiện nhiều lời đồn thổi về loài sói đội lốt người. Mỗi khi đêm xuống, với sức mạnh của ánh trắng tròn, chúng hiện nguyên hình trở thành những con sói hung bạo, cặp mắt man dại và hàm răng khát máu. Chúng ra tay giết hại những người dân làng vô tội hàng đêm, khiến ngôi làng ngập chìm trong nỗi khiếp sợ, và họ bắt đầu nghi kị lẫn nhau. Bộ luật Heredote ra đời từ đó với mục đích kết án treo cổ những kẻ bị dân làng nghi ngờ là sói đội lốt người, khiến rất nhiều dân làng vô tội đã bị kết án và bị treo cổ mà không có cách nào để chứng minh. Ngược lại, loài sói hung dữ thì vẫn nhởn nhơ và tiếp tục thực hiện những hành vi tội ác của mình, với 1 mục đích duy nhất là giết tất cả, không chừa 1 người nào.

    Ma Sói

    Ma Sói

    Dụng cụ chơi: Bộ bài Ma sói

    Luật chơi:

    Trò chơi yêu cầu số lượng người chơi từ 9 người trở lên và 1 quản trò. Tham gia vào trò chơi, bạn sẽ được phát 1 lá bài tương ứng với 1 nhân vật trong ngôi làng đó. Và dĩ nhiên là không được phép cho ai thấy lá bài này. Các nhân vật trong trò chơi sẽ được chia làm 2 phe: Phe dân làng và phe sói. Có 2 mốc thời gian trong game là ngày và đêm. Ban ngày, tất cả mọi người được thức, ban đêm tất cả mọi người đều phải ngủ (bịt mắt) chỉ riêng quản trò được thức để điều hành game. Và 2 mốc thời gian này sẽ tiếp diễn liên tục cho tới khi nào kết thúc game
    + Ban đêm: Phe sói hiện nguyên hình và được phép cắn chết 1 người
    + Ban ngày: Dân làng cùng biểu quyết và treo cổ 1 người mà họ nghi ngờ nhất. Dĩ nhiên ban ngày sói vẫn đội lốt người và là 1 dân làng bình thường
    Do đó, trò chơi đòi hỏi bạn phải có được khả năng suy luận, nghi ngờ, lừa dối, biện minh hay đối chất để có thể trở thành người chiến thắng cuối cùng.

    Theo Game4V

    Xem thêm

  • Board games là gì bạn có biết không?

    Posted on by BGV Company

    Board games là gì bạn có bíết không?


    Boardgame là 1 hình thức giải trí mới lạ, hấp dẫn dành cho các bạn trẻ, giúp cho người chơi phát triển tư duy, kỹ năng suy luận, giao tiếp và phán đoán.

    Boardgame – trò chơi cờ bàn, là một thể loại trò chơi gồm 2 hoặc nhiều người tương tác trực tiếp với nhau thông qua một bàn cờ. Boardgame thường sử dụng vật dụng đi kèm như các lá bài, xí ngầu, quân cờ… để hỗ trợ cho cuộc chơi.

    Tại các nước phát triển, boardgame còn được đưa vào trường lớp và được xem như một môn sinh hoạt ngoại khóa.

    Tương tự như game trên máy tính, boardgame có rất nhiều thể loại như xây dựng, chiến tranh, sắp xếp, phán đoán, suy luận, tính toán, giải trí, v.v… Điểm khác biệt và cũng là điểm thú vị nhất của boardgame là mọi người có thể cùng chơi trực tiếp với nhau. Tinh túy của boardgame không nằm ở trình độ, tuổi tác hay sức khỏe mà chính ở cách tư duy, tính toán của mỗi người để dẫn đến chiến thắng cho cả tập thể.

    Hiện tại boardgame được sản xuất và lưu hành ở nhiều khu vưc trên thế giới, đặc biệt rất phổ biến ở Châu Âu. Ở Việt Nam tuy chưa phổ biến nhưng cũng có thể liệt kê một số boardgame như: Cờ Tướng, Cờ Vua, Cờ Vây, Cờ Đá Ngựa, Cờ Tỷ Phú, Cờ Dominoes, Cờ Thú… Những game này đã trở nên khá quen thuộc với người Việt.

    Hiện nay, tại 1 số quán cà phê, trà sữa hoặc tiệm ăn …theo phong cách Hàn Quốc ở TP.HCM có tổ chức cho khách hàng cùng chơi board game, để giữ chân khách hàng trung thành và là phương tiện để khách hàng có thể giao lưu, làm quen với nhau.
     
    604156_10201915433487303_9002112944511723311_n
     
    Hiện nay, các quán trà sữa có phục vụ boardgame ở Hồ Chí Minh đã xuất hiện như HOROSCOPE ở Gò Vấp, G-land ở Q6, Up ở Tân Phú… Ngoài ra, còn có các hội nhóm Boardgame với số lượng sinh hoạt thường xuyên lên đến 50 thành viên/ buổi như Boardgame Việt, thường sinh hoạt ở trà sữa HiTea Q10 vào tối thứ 3 và thứ 7 hằng tuần, Cộng Đồng Ma Sói Việt Nam, có địa điểm sinh hoạt cũng như thời gian khá đa dạng vì có nhiều nhóm nhỏ hoạt động gần như khắp địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
     
    1499509_636398816479793_1090824282173206052_n
     
     Hy vọng thú chơi board game khá trí tuệ và lành mạnh của giới trẻ sẽ được phát triển, khuyến khích, dù còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho giới trẻ được tiếp cận những loại hình giải trí lành mạnh, trí tuệ và hiện đại. Đồng thời ngày càng có nhiều sản phẩm board game mang thương hiệu Việt, giúp nền giải trí và giáo dục nước nhà phát triển toàn diện hơn.

    Xem thêm

  • 7 Lợi ích của việc chơi Boardgame

    Posted on by BGV Company

    7 Lợi ích của việc chơi Boardgame


    Cờ bàn hay còn gọi là board game, cờ bảng, … Phong trào chơi board game này đã xuất hiện từ lâu ở nước ngoài. Ở Việt Nam, loại  boar dgame quen thuộc với trẻ em là cờ Tỷ phú, Cashflow

    Tại các nước Âu Mỹ, board game được đưa vào trường học và coi như một môn học ngoại khóa, nhằm rèn luyện tư duy và kỹ năng xử lý tình huống cho học sinh.

    Sau giờ học, con bạn sẽ làm gì? Nếu không có người giám sát, chúng có thể vướng vào những hành vi tiêu cực như thuốc lá, rượu và thậm chí là ma túy, bạo lực.

    Cung cấp cho học sinh một trò chơi boardgame sau giờ học đang là một phương pháp tích cực để thu hút học sinh ghi danh vào các chương trình sau giờ học và  duy trì học sinh sinh hoạt lâu dài ở các trường học nước ngoài




    Trào lưu rủ nhau cùng chơi boardgame của giới trẻ Việt Nam cũng đang rộ lên vài năm gần đây. Điều đó có thể thấy ở các cộng đồng board game Nha Trang, Hà Nội, Đà Nẵng, Tiền Giang… và mạnh nhất vẫn là TP.HCM, với địa điểm sinh hoạt thường xuyên là quán trà sữa board game Mr. Cừu ở đường Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh, nơi này đã được quay lên VTV chương trình “Tôi yêu Việt Nam”- quán này quy tụ đông đảo bạn trẻ Việt Nam và nước ngoài đến cùng chơi cờ board game.
    Cộng đồng chơi board game ở đây tập trung ổn định. Đa số với các trò chơi board game từ nước ngoài nhập về. Các sản phẩm board game  mang thương hiệu Việt  thực sự thu hút giới trẻ vẫn còn khá ít, nổi lên trong thời gian qua là bộ cờ Sorim Story của công ty HI LA SEN được một số bạn trẻ biết đến và nhận xét, đánh giá cao trên các kênh cộng đồng.
    Sau giờ học, các chương trình trò chơi board game sẽ giúp rèn luyện, phát triển, nâng cao và tăng cường khả năng nhận thức như kỹ năng tư duy, sự chú ý và kỹ năng tập trung, quy trình và kỹ năng tích hợp cảm giác cũng như bộ nhớ và kỹ năng sốngười.
    Qua việc chơi boardgame, học sinh và trẻ em không những được an toàn, lành mạnh sau giờ học mà còn học được nhiều kỹ năng, cách xử lý tình huống, qua đó sẽ hỗ trợ thêm cho chúng trong việc học và trong cuộc sống.
    Chẳng hạn, một chương trình sau giờ học với board game sẽ cung cấp cho trẻ em cơ hội không chỉ chơi và giải trí trong một môi trường an toàn mà còn thực sự  phát triển nhiều kỹ năng khác nhau với các loại trò chơi  khác nhau mà các em có thể tham gia.



    Trò chơi board game đòi hỏi sự tập trung và phát triển kỹ năng chú ý, mở rộng thính giác và tập trung thị giác, khả năng kết hợp nhiều kỹ năng và khả năng chuyển trọng tâm sang một nhiệm vụ khác nhanh chóng và hiệu quả. Suy nghĩ trong khi chơi cờ làm nâng cao kỹ năng logic, lý luận, giải quyết vấn đề và tư duy chiến lược. Học sinh cũng cải thiện thính giác và kỹ năng thị giác khi chơi  board game.

    Chơi board game với bạn bè hoặc gia đình cũng cung cấp các kỹ năng sống. Học cách giao tiếp, phối hợp, hợp tác và kiên nhẫn xử lý là tất cả  các yếu tố quan trọng để thực hiện trò chơi. Những kỹ năng này là bài học về cuộc sống. Tất nhiên là tốt cho trẻ em khi phát triển kỹ năng bộ nhớ và mở rộng định hướng không gian.
    Điều tuyệt vời về một chương trình chơi board game sau giờ học là trẻ em và học sinh đang đạt được những lợi ích đáng kể trong một môi trường vui vẻ, thân thiện, được quan tâm và an toàn. Trẻ em sẽ được tham gia chơi và  có cảm giác phấn khởi, vui vẻ … điều đó cũng mang lại tâm trạng tốt cho trẻ, giúp mở rộng sự chú ý của chúng.
    Trẻ em sẽ được tiếp cận trò chơi board game mới, thú vị, và đôi khi khá thử thách. Khi làm chủ một kỹ năng mới sẽ giúp đứa trẻ  nâng cao lòng tự trọng, tự tin hơn. Nó giúp trẻ em qua việc vui chơi có thể nâng cao kiến thức ứng xử trong cuộc sống. Điều này làm cho trẻ em dù giải trí, vui chơi nhưng cũng bận rộn, và do đó ngăn ngừa trẻ em trở thành nghiện truyền hình và máy tính.
    Nhiều nước phương Tây thường khuyến khích các trường học thực hiện  một chương trình trò chơi board game sau giờ học. Những lợi ích lâu dài của loại trò chơi này đã có giá trị nhất định để người ta nỗ lực thực hiện trong trường học .



    Một số trường học, thư viện ở Mỹ thường yêu cầu các gia đình, tổ chức, công ty… gửi những trò chơi board game của họ đến trường, như Hiệp hội thư viện Mỹ( ALA: American Library Association: http://igd.ala.org/) thường tổ chức ngày INTERNATIONAL  GAME DAY vào cuối mỗi năm, năm nay tổ chức vào ngày 15/11/2014 và cộng đồngBoardgameGeek.com cũng tổ chức những ngày Game Day BGG.CON vào thường vào tháng 11 hằng năm, và năm nay là vào ngày 19-23/11/2014, các bạn có thể xem thêm thông tin tại : http://boardgamegeek.com/bggcon
    Vào dịp này các công ty, tổ chức thường gởi các bộ trò chơi board game của mình cho thư viện địa phương để mọi người cùng đến tham gia trò chơi và giao lưu cộng đồng. Không chỉ người trẻ mới chơi board game mà ngay cả những người lới tuổi cũng tham gia để rèn luyện trí nhớ và chống lại bệnh Alzheimer.
    Dễ bắt gặp trong các quán cà phê, các thư viện ở Đức, Mỹ…. những người lớn tuổi, trung niên, trẻ tuổi cùng ngồi chơi board game với nhau. Các thành viên khi đến quán café chơi board game làm quen với nhau và rủ nhau làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, cùng chia sẻ những sở thích, đam mê.
    Hiện nay, tại 1 số quán cà phê, trà sữa hoặc tiệm ăn …theo phong cách Hàn Quốc ở TP.HCM có tổ chức cho khách hàng cùng chơi board game, để giữ chân khách hàng trung thành và là phương tiện để khách hàng có thể giao lưu, làm quen với nhau.
    Ở nước ngoài thì board game đã phát triển từ lâu trong khi thị trường Việt Nam mới bắt đầu nhưng không đáng lo vì giới trẻ Việt Nam khá năng động và nắm bắt rất nhanh, chỉ cần có cơ hội thuận lợi là họ chứng tỏ được khả năng của mình.
    Dễ thấy các quán trà sữa, hội quán có phục vụ boardgame đã xuất hiện như HOROSCOPE ở Gò Vấp, UP ở Tân Phú, VNBG ở Tân Bình, G-land ở Q6, …
    Hy vọng thú chơi board game khá trí tuệ và lành mạnh của giới trẻ sẽ được phát triển, khuyến khích, dù còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho giới trẻ được tiếp cận những loại hình giải trí lành mạnh, trí tuệ và hiện đại. Đồng thời ngày càng có nhiều sản phẩm board game mang thương hiệu Việt, giúp nền giải trí và giáo dục nước nhà phát triển toàn diện hơn.
    Cộng đồng chơi board game là cộng đồng thực, không phải ảo nên có thể sẽ có những mối quan hệ thực tế với nhau.
    Boardgames Việt

    Xem thêm