• Love Letter nhỏ mà có võ.

    Posted on by BGV Company

    Love Letter hẳn rất quen thuộc với bạn vì tựa game này thường xuyên có mặt trong những cuộc bình chọn của board gamer. Đây đúng nghĩa là một game chơi mọi lúc mọi nơi và với bất kỳ ai. Love Letter sẽ thay thế những khoảnh khắc dài cổ chờ tàu, xe thành những giây phút vui vẻ, bất ngờ cùng người bạn đồng hành. Nhờ sự đơn giản trong lối chơi và tính gọn nhẹ, Love Letter là một board game thường trực trong túi của rất nhiều người.

    1.Tổng quan – Cốt truyện


    Love Letter được phát triển đầu tiên bởi Kenai Factory, một công ty sản xuất đồ chơi của nhật. Nhận thấy được sự hấp dẫn của tựa game này, công ty AEG ở mỹ đã mua bản quyền cũng như thay đổi một phần cốt truyện nhưng cơ chế game thì vẫn được giữ nguyên.
    Cốt truyện trong Love Letter xảy ra vào thời kỳ phục hưng của châu Âu. Nữ hoàng đã bị bắt vì tội phản quốc. Công chúa Annette rất đau buồn sau hàng loạt chuỗi sự kiện không may xảy ra và đã tự nhốt mình trong cung điện. Trong số những người dân muốn thấy cô trở lại bình thường, có những trang hào kiệt anh dũng đứng ra chứng minh tình yêu của mình, hy vọng sẽ làm nàng cảm động và quay trở lại cuộc sống. Câu chuyện theo mô tuýp phim disney và khá … nhảm.
    Mỗi người chơi đóng vai 1 trong những chàng trai (hay cô gái) dũng cảm ấy. Họ phải gửi những lá thư sến sẩm đến công chúa Annette thông qua các thành viên của hoàng gia. Những người này đại diện bằng những 16 thẻ bài trong trò chơi. Love Letter sử dụng những khối lập phương để đánh dấu điểm của người chơi nhưng thực tế thì ít khi bạn phải xài đến nó.

    2.Thiết kế


    Cùng với lối chơi không thể đơn giản hơn, Love Letter cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Qua nét vẽ đậm chất nghệ thuật, mỗi nhân vật đều toát ra một vẻ, một thần thái riêng. Cuốn sách luật của game cũng được chăm chút khá kĩ lưỡng. Bạn sẽ tìm hiểu được rất nhiều về thế giới Tempest mà AEG đã tạo ra và Love Letter là một phần của nó. Và một yếu tố khiến người viết vô cùng tâm đắc là mỗi bộ Love Letter đều đi kèm một túi vải được thêu thủ công rất dễ thương. Sử dụng túi vải này vô cùng tiện lợi, bạn có thể để game ngay trong túi quần cũng được. Chính vì thế mà có lần người viết cũng quên mất là mình đã để game ở đâu cho đến khi tìm ra nó kẹp trong cuốn sổ ghi chép vào 2 tháng sau.

    3.Cách chơi


    Bắt đầu Love Letter, mỗi người chơi được chia một lá trong bộ bài được xào ngẫu nhiên. Tương ứng với số người chơi, sẽ có 1 – 3 lá được bỏ ra khỏi game. Và game bắt đầu, mỗi người chơi lần lượt rút một lá và đánh một lá đồng thời sử dụng chức năng của lá bài (bắt buộc). Luật chơi cực kỳ đơn giản phải không, và bạn sẽ còn bất ngờ hơn khi game chỉ kéo dài trong khoảng 10 – 120 giây mà thôi.
    Người cuối cùng còn trong game chiến thắng Love Letter. Nếu xấp bài đã hết mà vẫn còn 2 người trở lên, người chơi so điểm xem ai lớn hơn sẽ thắng. Trong trường hợp bằng thì sẽ tính xem người nào sử dụng những lá có tổng số nút lớn nhất chiến thắng. Trong trường hợp bằng nữa thì cứ đơn giản xem như công chúa đã hoàn toàn bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp trai lẫn lãng mạn của các đối tượng và đồng ý dẫn tất cả vào cung và … hê hê.
    Tất cả những thẻ bài trong Love Letter đại diện cho những nhân vật khác nhau với những khả năng khác nhau, bao gồm:
    Guard: đoán lá bài của đối phương, nếu đúng thì đối phương bị loại ngay lập tức.
    Priest: nhìn bài của đối phương
    Baron: bí mật so bài với đối phương, người nào có số thấp hơn bị loại
    Handmaiden: bảo vệ người chơi khỏi chức năng của lá bài khác
    Prince: lựa chọn 1 người chơi (bao gồm cả mình) bỏ bài và bốc lá khác
    King: đổi bài với đối phương
    Countess: phải bỏ xuống khi nằm chung với là Prince hay King … và cả Princess nữa! (lá này shit vãi)
    Princess: đơn giản, ai giữ được nó thì bá đạo nhưng không bao h được bỏ xuống
    Luật chơi vô cùng đơn giản, dễ nhớ khiến Love Letter trở thành một game giết thời gian chính hiệu. Nhưng không vì thế mà nó mất đi những cái tinh túy làm nên bản sắc. Yếu tố suy luận của game được đơn giản hóa nhưng vẫn đem đến cho người chơi cảm giác sướng và thông minh hơn người. Nhất là mỗi khi bạn sử dụng lá Guard mà đoán ra được Princess của đối phương. Yếu tố lừa đảo tuy không nhiều nhưng vẫn hiện hữu trong trò chơi dành cho những người chơi dẻo miệng để tận dụng. Thường xảy ra khi bạn sử dụng lá Guard để đoán vào chính lá mà bạn đang cầm trên tay, hay bỏ lá Countess xuống mà không có lý do gì cả, đối phương sẽ cảm thấy cực kì rối loạn. Người viết đảm bảo, khi chơi game này với người mới, bạn sẽ luôn có những khoảnh khắc vui vẻ, bất ngờ và cười rất nhiều (đặc biệt là khi chơi với các bạn nữ). Ngoài ra, Love Letter kết thúc rất nhanh, sẽ không xảy ra tình trạng người chơi bị loại ức chế khi phải chờ đợi quá lâu.

    Nguồn: BoardgameHub - cám ơn BoardgameHub đã dành thời gian để có được bài Review này :)


    Xem thêm

  • A Game of Thrones boardgame chiến thuật kinh điển.

    Posted on by BGV Company

    Ăn theo tựa truyện và sery phim truyền hình đình đám của HBO, A Game of Thrones – The board game được hãng game Fantasy Flight Games tung ra từ năm 2011 và ngay lập tức trở thành tựa game chiến thuật kinh điển.


    Got tiếp tục đứng vững trong top 50 board game toàn thế giới cho đến nay (theo xếp hạng của boardgamegeek). Boardgame HUB sẽ cùng các bạn tìm hiểu lý do tại sao A Game of Thrones được mệnh danh là game chiến thuật và thương lượng đàm phán đỉnh cao, vì sao A Game of Thrones có khả năng hủy hoại tình bạn và chia rẽ tình yêu đến như vậy?

    Tổng quan – Cốt truyện
    Trong GoT, 3 đến 6 người chơi sẽ đại diện cho các gia tộc theo cốt truyện của vùng đất Westeros (Greyjoy, Lannister, Stark, Baratheon, Tyrell, Martell…) và cùng tranh giành quyền lực để có thể trở thành người ngồi lên ngai vàng “Iron Throne”. Với dân ghiền truyện và sery phim, đây chắc chắn là tựa board game không thể bỏ qua. Tuy nhiên, đối với các bạn chưa hề biết về A Game of Thrones cũng không phải là vấn đề vì gameplay của A Game of Thrones đã hoàn toàn thành công trong việc truyền tải lại sự khốc liệt của cuộc chiến tại Westeros; trong đó ngoài chiến thuật quân sự, người chơi sẽ cần nhiều thứ hơn nữa để thắng được game.

    Luật chơi


    Luật chơi A Game of Thrones tương đối nặng đối với các bạn mới biết về board game nhưng với các board gamer đã chơi qua vài board game cơ bản như Ticket to Ride, Power Grid, Catan … thì A Game of Thrones sẽ đưa bạn lên một level hoàn toàn mới về tư duy game chiến thuật.
    Trong A Game of Thrones, người chơi sẽ điều khiển đội quân bao gồm các tướng lĩnh (house card), lính bộ, hiệp sĩ, tàu bè và vũ khí công thành. Mỗi người chơi sẽ có thêm 1 bộ 15 lệnh để điều khiển đội quân của mình.
    Mỗi lượt chơi được chia làm 3 giai đoạn (phase):
    Giai đoạn Westeros: Lật bài Westeros và giải quyết các vấn đề chung của cả vùng Westeros, ảnh hướng đến toàn bộ người chơi.
    Giai đoạn lên kế hoạch: Các người chơi bí mật đặt úp các lệnh của mình lên bản đồ. Đây cũng là giai đoạn các người chơi sẽ phải giao hảo, thương lượng nhằm tìm kiếm đồng minh và tập trung sức mạnh. Theo đánh giá, đây chính là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của giai đoạn hành động tiếp theo.
    Giai đoạn hành động: Tất cả các lệnh đã đặt sẽ được lật lên, giây phút của sự thật sẽ lộ diện, ai là đồng minh thật sự sẽ được sáng tỏ. Các lệnh sẽ được thực hiện lần lượt theo thứ tự chơi (order of play). Từ đây các trận đánh sẽ xảy ra, khi đó 2 người chơi tham gia sẽ phải cử tướng của mình ra trận (đánh house card) và giải quyết thắng bại bằng cách tính sức mạnh quân đội tổng sau cùng.


    Với luật cơ bản của A Game of Thrones, người chơi sẽ thi đấu qua 10 vòng rồi so điểm hoặc cho đến khi 1 gia tộc chiếm được 7 thành (7 điểm) thì sẽ thắng ngay lập tức.
    Điểm hay của luật chơi A Game of Thrones là tạo ra và khuyến khích cho các người chơi tương tác tối đa với nhau vì thực tế là không ai sẽ có đủ sức mạnh quân sự để đánh tất cả mọi hướng. Khi đi đánh người khác mà bạn không có đồng minh thì bạn ngay lập tức sẽ bị hở sườn. Tuy nhiên, mọi lời hứa đều không có sự ràng buộc nào nên ngay cả những đồng minh đáng tin cậy nhất cũng có thể sẽ trở mặt ngay khi có cơ hội. Nên bạn hãy coi chừng, vùng đất Westeros nổi tiếng với sự tàn bạo và thâm hiểm, ngay cả với người yêu cũng đừng tin hoàn toàn nhé :).

    Thiết kế


    Theo Boardgame HUB, A Game of Thrones có thiết kế đẹp “sững sờ”! Bàn game chính lớn và được in rất đẹp, sắc nét. Để chơi A Game of Thrones, bạn sẽ cần 1 bàn rất lớn để có thể có đủ chỗ để bàn chơi chính và các màn chơi cá nhân (player screen) cùng các thành phần khác.


    Các quân lính nhựa của A Game of Thrones cũng được thiết kế và sản xuất rất cẩn thận. Các thẻ lệnh bằng giấy bìa cứng đều được in 2 mặt, 1 mặt lệnh và 1 mặt là gia huy của từng gia tộc. Mỗi gia tộc sẽ đi cùng bộ lính, bộ lệnh, bộ tướng lĩnh riêng và được thiết kế rất riêng, đặc trưng tính cách từng gia tộc. Tuy có rất nhiều thành phần nhưng A Game of Thrones lại được sắp xếp khá chuẩn để có thể để vừa trong 1 hộp giấy với kích thước cơ bản của 1 hộp board game (30cm x 30 cm x 7.6cm).
     
    Nguồn: BoardgameHub - cám ơn BoardgameHub đã dành thời gian để có được bài Review này :)

    Xem thêm

  • Trở thành cao bồi miền Tây với Bang! The Dice Game

    Posted on by Thảo Hồ Phương


    Vẫn giữa cho mình bối cảnh miền Tây hoang dã, Bang! The Dice Game sử dụng cách chơi cơ bản của game Bang! truyền thống nhưng nhưng có một chút khác hơn bằng việc sử dụng xúc xắc thay cho thẻ bài. 
    Nhà sản xuất game dV GIOCHI chỉ mới giới thiệu Bang! The Dice Game vào năm 2013 và hiện đã đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng game giải trí nhóm của các cộng đồng boardgame trên thế giới.


    Tổng quan
    Để bắt đầu game, mỗi người chơi được chia 1 lá bài vai trò và 1 lá nhân vật. Với từng vai trò, mỗi người chơi sẽ có điều kiện thắng game khác nhau:
    Sheriff: Tiêu diệt tất cả phe ngoài vòng pháp luật và phe nổi loạn
    Ngoài vòng pháp luật (outlaw): Tiêu diệt sheriff
    Phe nổi loạn: Tiêu diệt tất cả những người chơi khác
    Và từng nhân vật sẽ có từng kỹ năng riêng để hỗ trợ người chơi đi đến chiến thắng.


    Cách chơi
    Mỗi lượt, người chơi sẽ có 5 xúc xắc và 3 lần đổ. Giữa mỗi lần đổ, người chơi được lựa chọn đổ lại (hoặc không) hầu hết các xúc xắc của mình nhưng phải giữ tất cả các kết quả của lần đổ thứ 3. 6 mặt của xúc xắc bao gồm:
    Súng máy (gatling gun): Bắn tất cả các người chơi khác (cần 3 xúc xắc cùng kết quả này)
    Số 1 hoặc số 2: Bắn 1 người chơi khác ở khoảng cách 1 hoặc 2
    Bia: Hồi 1 máu
    Bom: Không được đổ lại xúc xắc này và sẽ bị mất lượt nếu đổ ra 3 bom
    Mũi tên: Ngay lập tức phải lấy 1 tên của thổ dân và khi hết trên bàn hết tên thì tất cả người chơi đang giữ tên sẽ phải trả lại tên, đồng thời mất số máu tương ứng số tên.
    Tất cả người chơi lần lượt đổ xúc xắc cho đến khi có phe chiến thắng.
    Thiết kế
    Hộp game nhỏ gọn với các thẻ bài thiết kế đơn giản. Điều làm Bang! The Dice Game nổi bật là 5 cục xúc xắc với 6 mặt có 6 biểu tượng riêng biệt. Cảm giác cầm xúc xắc của game khá sướng vì xúc xắc nặng tay và chất liệu tốt.
    Đối với 1 party game, Bang! The Dice Game hoàn toàn đạt đầy đủ các yêu cầu: Game dễ chơi, dễ chỉ người mới, gameplay nhanh nhưng vẫn rất vui. Người viết chuyên dùng Bang! Dice cho các nhóm mới biết đến board game. Bang! Dice thậm chí cũng thích hợp cho việc vừa uống bia vừa chơi. Bạn có thể đưa những luật khá bựa như cứ đổ ra bia là phải uống 1 ly…
    Trong game vẫn có sự tương tác vừa đủ giữa các người chơi. Bạn sẽ luôn phải tự hỏi ai là người phe mình, ai là giả? Nên tin ai và không nên tin ai? Từ đó tạo ra không khí nghi ngờ theo cách nhẹ nhàng và vui vẻ của 1 game giải trí nhóm (party game).

    Nguồn: BoardgameHub - cám ơn BoardgameHub đã dành thời gian để có được bài Review này :)

    Xem thêm

  • Trải nghiệm cùng trò Risk

    Posted on by BGV Company

    Risk  còn có tên trong vòng nguy hiểm là một trò chơi boardgame chiến thuật rất hấp dẫn, game đã giành được rât nhiều các giải thưởng uy tín trên thế giới.

    TỔNG QUAN

    Bạn là một trong 6 vị tướng (General) chịu trách nhiệm thống trị Thế giới. Tham gia vào trò chơi bạn sẽ phải chuẩn bị quân đội, chiếm lãnh thổ, chống lại hoặc xâm lược các cuộc tấn công/ vùng đất của người khác. Lượt chơi của trò chơi dựa trên việc gieo xúc sắc (xí ngầu).

    THIẾT LẬP TRÒ CHƠI



    – Mỗi người chơi được quy định bằng một mầu sắc đại diện cho quân đội và các quy ước khác. Quân đội được quy ước giá trị như sau (giá trị là đơn vị quân đội)

    Infantry / Bộ binh = 1

    Cavalry / Kỵ binh = 5

    Cannons / Pháo = 10

    – Mỗi người chơi chọn ra một số lượng cụ thể quân đội (trong tổng số mình có) để triển khai đến các khu vực trên bản đồ (Board). Tổng số lượng quân đội mỗi người chơi sở hữu phụ thuộc vào số lượng người chơi tham gia trò chơi

    2 Người chơi = 40

    3 người chơi = 35 (vd:  1 người có thể chọn 1 Pháo + 3 Kỵ binh + 10 Bộ bình = 10 + 3 x 5 + 10 x 1 = 35)

    4 người chơi = 30

    5 người chơi = 25

    6 người chơi = 20

    – Tiếp theo mỗi người chơi sẽ lần lượt gieo xúc sắc, ai có điểm số cao nhất sẽ là người bắt đầu chơi. Người chơi đầu tiên sẽ bắt đầu đặt Quân đội của mình lên các vùng đất trống (Board) để xác nhận quyền sở hữu. Người chơi sau cũng làm như vậy cho đến khi toàn bộ 42 vùng đất trống được phân chia cho các người chơi. Khi tất cả các vùng đất đều đã có chủ, người chơi tiếp tục đặt thêm quân đội vào một trong các vùng này để củng cố phòng thủ cho nó.

    Chú ý

    - Ở giai đoạn này, khi một người đã nhận lãnh thổ trống (ví dụ Board 15) thì người chơi sau không được quyền nhận Board 15 nữa mà phải nhận một Board trống bất kì khác.

    - Sau khi nhận hết các Board trống người chơi mới được tiếp tục đặt đơn vị lính thứ 2 của mình vào ô đó chứ không được đặt thêm vào khi vẫn còn Board trống.

    – Sau khi chọn xong các Board cho mình, người chơi bắt đầu xáo trộn đều các quân bài Risk và đặt úp xuống. Lưu ý các quân bài nhiệm vụ (Mission) được sử dụng cho chế độ chơi đặc biệt nên người chơi có thể tách để riêng ra và chỉ sử dụng các quân bài Risk để chơi bình thường.

    Hướng dẫn chơi boardgame Risk

    – Mỗi lượt chơi (Turn) gồm 3 phần: Đặt quân đội (1), Tấn công (2), và một Di chuyển tự do (3) vào cuối lượt.

    Đặt quân đội (1): Khi đến lượt của bạn, hãy đếm tổng số Board mà bạn sở hữu và chia cho 3. Kết quả lấy theo số nguyên (làm tròn) chính là số lượng quân đội bổ sung mà bạn sẽ nhận được. Nếu tổng số Board nhỏ hơn 3 thì bạn sẽ mặc định nhận được 3 quân đội thay thế.

    Thêm giá trị của bất kỳ châu lục nào (Á, Âu, Mỹ, Đại Dương, Phi) mà bạn hoàn toàn kiểm soát, và bài tiền thưởng nếu bạn cần hoặc muốn thêm chúng vào tổng số quân đội bổ sung này để cung cấp cho bạn số lượng quân đội mà bạn mong muốn. (quân đội này chỉ được đặt vào Board của bạn khi bạn có lượt – không có nghĩa nhận được quân đội là được đặt hết vào Board).

    + Điểm thưởng Board tính như sau:

    11 Board hoặc ít hơn = 3 quân đội

    12 Board hoặc ít hơn = 4 quân đội

    15 Board hoặc ít hơn = 5 quân đội

    18 Board hoặc ít hơn = 6 quân đội …

    + Bài tiền thưởng chỉ có thể được được dùng vào đầu lượt đi của bạn. Bộ bao gồm một trong các loại thẻ (Bộ binh, Kỵ binh, Pháo) hoặc ba quân đội cùng một loại. Quân bài hoang dã (Wild) có thể được sử dụng để tạo thành nhiều lượt chọn (Bộ binh, Kỵ binh, Pháo). Nếu bạn sở hữu một Board được hiển thị trên quân bài bạn có, bạn sẽ nhận được ngay 02 Bộ binh tự dọ trên Board đó.

    – Thiết lập giá trị này dựa trên số lượng các quân bài đã được sử dụng trong trò chơi:

    First set – 4

    Second set – 6

    Third set – 8

    Fourth set – 10

    Fifth set – 12

    Sixth set – 14

    – Sau lần thiết lập thứ 6, mỗi bộ sau đó thêm giá trị = bộ trước +5 (như vậy lần thiết lập thứ 7 sẽ là 14 + 5 = 19)

    – Sau khi đặt quân đội vào các Board, bạn có thể tuyên bố Tấn công (2). Bạn chỉ có thể tấn công một vùng Board tiếp giáp với bạn, nơi mà bạn có quân đội đặt trong Board đó có số lượng từ 2 trở lên. Nếu chỉ có 1 bạn chỉ có thể bảo vệ Board đó mà không thể phát lệnh tấn công.

    – Lãnh thổ của bạn có 5 quân đội và đối phương có 3. Bạn chỉ có thể tấn công với 4 quân đội, quân đội thứ 5 phải để lại phòng thủ Board của bạn (tối thiểu Board sỏ hữu phải có 1 quân đội). Bạn phải thông báo để 4 quân đội tấn công bằng một lượt duy nhất. Và nếu bạn giành chiến thắng thì bạn phải chuyển toàn bộ số quân đội mà bạn tuyên bố tấn công (ở đây là 4) sang Board chiếm được, như vậy Board cũ sẽ còn 1 quân đội và Board mới chiếm được sẽ có 4 quân đội.

    – Trong lượt của bạn, bạn có thể tấn công nhiều lần trong nhiều vòng chơi. Sau khi bạn thực hiện tuyên bố tấn công, nếu bạn chinh phục thành công một Board, bạn có thể rút ra một Risk card. Mỗi lượt bạn chỉ có thể rút 1 quân bài này.




    CÁCH CHIẾN ĐẤU

    – Bên phòng thủ sử dụng 3 xúc sắc mầu trắng để chống lại 3 xúc sắc mầu đỏ của Bên tấn công. Bên tấn công đưa lên 3 quân đội sử dụng để tấn công  với mỗi quân đại diện bởi một xúc sắc. Bên phòng thủ sử dụng 2 xúc sắc nếu họ có 2 hoặc nhiều quân đội, và 1 xúc sắc khi chỉ có 1 quân đội.

    – Bên tấn công giao xúc sắc trước, Bên phòng thủ gieo sau. Mỗi lượt gieo mỗi bên chọn 2 cây xúc sắc có điểm số cao nhất phân cặp để so sánh với nhau, bên nào có điểm số thấp hơn thì sẽ bị mất một quân đội. Cuối cùng bên nào hết quân đội trước sẽ là bên chiến thắng – hoặc bên tấn công phải rút quân, hoặc bên phòng thủ bị đánh bại và mất Board.

    VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH ĐIỂM

    – Bên tấn công gieo được 3 – 2 – 5, Bên phòng thủ gieo được 2 – 5. Kết quả 5 so với 5 và 3 so với 2. Mỗi bên mất 1 quân đội

    – Bên tấn công gieo được 4 – 6 – 5, Bên phòng thủ gieo được 5 – 4. Kết quả 6 so với 5 và 5 so với 4. Bên phòng thủ mất 2 quân đội

    – Bên tấn công gieo được 3 – 3 – 5, Bên phòng thủ gieo được 6 – 3. Kết quả 5 so với 6 và 3 so với 3. Bên tấn công mất 2 quân đội

    – Ở cuối lượt đi của bạn (Turn), bạn có thể Di chuyển tự do (3) tăng cường cho một lãnh thổ mà bạn sở hữu bằng cách di chuyển quân đội từ Board nọ sang Board kia miễn là đảm bảo ở mỗi Board có ít nhất 1 quân đội.

     LOẠI BỎ

    – Nếu một đối thủ loại bỏ bạn bằng cách tham gia lãnh thổ cuối cùng của bạn thì bạn phải mất tất cả quân bài Risk Card cho người chơi đó. Nếu người chơi đó giữ hơn 6 quân bài Risk Card thì người chơi đó ngay lập tức phải dùng Risk Card cho đến khi họ chỉ còn giữ ít hơn 4 quân bài, rồi mới được tiếp tục Tấn công (2).

    – Người chiến thắng trong trò chơi Boardgame Risk là người chinh phục được toàn bộ 42 Board.

    HƯỚNG DẪN CHƠI BOARDGAME RISK (2 người)

    – Sử dụng một quân đôi thứ 3 để thiết lập đội quân “trung lập” (dạng như Boss trên map ấy). Mỗi người chơi chọn 40 Bộ binh cho mình và 40 Bộ binh cho phe Trung lập.

    – Bỏ 2 quân bài Wild card từ chồng bài Risk Card (và quân bài nhiệm vụ). Trộn đều các quân bài và chia thành 3 phần cho mỗi người 1 phần và “Trung lập” một phần.

    – Mỗi người chơi đặt 1 quân đội của mình trên 14 Board chọn, quân đội Trung lập cũng vậy. Sau đó người chơi tiếp tục đặt thêm quân đội để cung cố các Board của mình, quân đội Trung lập cũng vậy.

    – Sau khi hoàn thành, đưa 2 quân bài Wild card vào trong xấp bài và tráo đều lên rồi chơi như bình thường. Đối với quân đội trung lập sẽ không có quân tiếp viện hỗ trợ. Trường hợp bị người chơi Tấn công (2) thì đối thủ sẽ là người đổ hộ Xúc sắc. (vì thế nên phe Trung lập chỉ có phòng thủ chứ không bao giờ Tấn công)

    CÁCH CHƠI CAPITAL RISK

    – Trong cách chơi này, người chơi tự chọn một Board bất kì và quy ước làm Capital – Thủ đô bên cạnh các Board khác (tự chọn chứ không dùng bài Risk để chọn)

    – Sau cùng, chỉ cần chiếm được hết các Capital của những người chơi khác thì sẽ là người thắng cuộc.

    – Trong cách chơi này, khi người chơi để mất Capital thì mặc nhiên sẽ bị thua cuộc, các Board khác đang sở hữu sẽ trở thành “Trung lập”.

    CÁCH CHƠI SECRET MISSION RISK (3 đến 6 người)

    – Vùng lãnh thổ được chọn bằng cách dùng quân bài Risk sau khi đã loại bỏ các cây bài Wild từ đầu. Mỗi quân bài Risk đại diện cho một vùng lãnh thổ (Board), và người chơi tự sắp xếp quân đội theo từng vùng lãnh thổ của họ theo luật chơi chung của trò chơi. Quân bài nhiệm vụ (Mission Card) được trao cho một người bất kì được gọi là General. Người chơi General có nhiệm vụ kiểm tra lại các quân bài Mission Card và loại bỏ những quân bài không liên quan đến trò chơi (do thiếu người chơi), sắp xếp lại, trộn đều và đặt úp xuống. Những người khác tham gia trò chơi phải hoàn thành các nhiệm vụ bí mật này, ai là người hoàn thành trước sẽ là người chiến thắng. (tất nhiên là với điều kiện còn sở hữu ít nhất một Board để làm chỗ trú chân rồi).

    Xem thêm

  • Nào cùng chơi bài No thanks!

    Posted on by BGV Company

    No Thanks!  là một trò cho 3 đến 5 người chơi được thiết kế bởi Thorsten Gimmler. Ban đầu được gọi Geschenkt (như một món quà  trong tiếng  Đức ) và phát hành bởi Amigo Spiele vào năm 2004, nó đã được dịch sang tiếng Anh bởi Z-Man Games .


     


    Hướng dẫn chơi bài No Thanks !

    Có 33 card từ số 3 đến số 35 và 55 Chip. Trò chơi này đặt người chơi vào thế phải quyết định là chọn lựa lấy lá bài số hoặc từ chối lá bài đó & bị mất 1 chip cho lá bài đó. Và chuyển việc quyết định này qua cho người tiếp theo. Nếu chấp nhận lấy 1 lá bài số nào, bạn sẽ bị âm tương ứng với số nằm trên lá bài đó.

    Luật chơi:

     -Chia cho mỗi người 11 chip.

    - Xào đều chồng bài lên, bỏ đi 9 thẻ bất kì. Úp chồng bài 24 thẻ còn lại ở giữa bàn.

    - Người chơi đầu tiên sẽ bốc 1 lá bài trên cùng & để ngửa ra trên bàn.

    - Người đó sẽ quyết định lấy hay không lấy lá bài đó. Nếu lấy lá bài anh ta được tính điểm là âm điểm của số trên lá bài. Người tiếp theo sẽ lật lá bài trên cùng của chồng bài

    VD: thẻ mang số “15” có nghĩa là bạn bị âm 15 điểm.

    Nếu người chơi quyết định không lấy lá bài thì anh ta sẽ bị mất 1 chip, và chuyển lá bài cùng chip của mình cho người tiếp theo

    - Người tiếp theo cũng làm trình tự như trên, hoặc anh ta lấy lá bài cùng chip của người đầu tiên, hoặc phải bỏ ra 1 chip của mình để từ chối lá bài đó. Và lại chuyển tiếp cho người tiếp theo, lúc này lá bài & 2 chip sẽ chuyển tiếp cho người tiếp theo.

    - Vòng choi cứ thế tiếp tục cho đến khi có người chấp nhận lấy lá bài cùng những con chip.

    - Nếu có người chấp nhận lá bài cùng những con chip, thì anh ta sẽ lật tiếp lá bài trên cùng của chồng bài & lập lại quy trình như trên.

    Cách tính điểm:




    Với mỗi card đơn mà người chơi lấy về mình, thì sẽ được tính lá âm điểm của số in trên thẻ.

    VD: nếu bạn có 1 thẻ số 15. 1 thẻ số 9, 1 thẻ số 29 điểm, thì số điểm của bạn sẽ được tính như sau:

    Điểm tổng cộng = (-15) + (-9) + (-29) = (-53)

    Với chuỗi những thẻ mang số liên tiếp thì chỉ tính điểm âm cho số nhỏ nhất của chuỗi đó.

    VD: với 1 người có thẻ số 8,9,10,11. Thì anh ta sẽ được tính là (-8 điểm) cho cả 4 thẻ.

    Vì vậy nếu bạn lấy được những thẻ thuộc 1 chuỗi số lien tiếp thì sẽ có lợi hơn so với thẻ có những số rời rạc.

    VD: Hoa có trong tay 1 thẻ số 13, 1 thẻ 15, 1 thẻ 16 thì điểm của bạn Hoa sẽ được tính như sau:

    Tổng điểm: (-13) + (-15) = (-28)

    Nếu bạn Hoa có thêm được thẻ số 14, thì tổng điểm của bạn Hoa là (-13), vì bạn Hoa đã tạo được 1 chuỗi liên tiếp, từ 13 đến 16.

    Kết thúc:

    Đến khi tất cả các lá bài úp đều có người lấy thì trò chơi kết thúc.

    Mọi người tổng kết điểm theo phương pháp tính như trên. Ngoài ra người chơi còn phải cộng dồn số chip của mình vào tổng số điểm bằng cách tính như sau:

    Mỗi một chip được tính là 1 điểm dương, vì vậy tích lũy nhiều chip cũng là cách làm giảm số điểm âm của người chơi.

    VD: Hoa có tổng điểm sau khi cộng điểm của các lá bài lại là (-35), & tổng số chip là 12.

    Tổng điểm cuối kỳ: (-35) + 12 = (-23)

    Người thắng cuộc là người có ít điểm âm nhất

    Chúc các bạn chơi vui vẽ !

    Xem thêm

  • Cùng nhau trải nghiệm cờ Othello

    Posted on by BGV Company

    Cờ Othello hay còn gọi là Reversi là một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi. Bàn cờ được chia lưới ô vuông 8x8 còn những quân cờ có hình dạng giống đồng xu có hai mặt màu nhạt và sẫm (có thể là màu trắng hoặc đen).



    1.Tìm hiểu sơ về lịch sử hình thành cờ Othello. 

    Có hai giả thuyết để giải thích nguồn gốc của trò chơi này. Vào thế kỷ 19, một người vô danh đã tạo ra trò chơi này và sau đó được Ravensburger (Đức) một nhà sản xuất trò chơi ra mắt vào năm 1898.

    Về quy tắc trò chơi được thế giới thống nhất  bắt nguồn từ xứ anh đào Nhật Bản. Thập kỷ 70 trò chơi mang tên là Othello. 

    2.Cách chơi cờ Othello

    Mỗi mặt của quân cờ đại diện cho một bên chơi. Ta có thể gọi cờ hai bên là đen và trắng, nhưng cũng có thể gọi là sấp và ngửa, bởi vì mỗi quân cờ có 2 mặt riêng biệt.

    Trước kia, cờ Othello không quy định vị trí đặt quân cờ đầu tiên. Sau đó, nó đã chấp nhận luật chơi mới với điều khoản là phải có 4 điểm đặt đầu tiên vào vị trí 4 hình vuông ở trung tâm bàn cờ, hai quân sẫm và hai quân nhạt. Quân màu sẫm được đi đầu tiên.

    Quân màu sẫm cần phải được đặt ở vị trí tồn tại ít nhất một hàng ngang hoặc dọc, hoặc chéo giữa quân mới và quân cũ và ở giữa hai quân này có một hay nhiều quân nhạt. Trong hình dưới, quân sẫm có thể được đặt ở những vị trí gợi ý. 


    Sau khi đặt một quân, quân sẫm sẽ lật tất cả những quân nhạt nằm trên đường dóng giữa quân sẫm mới được đi và quân sẫm cũ. Những quân sáng màu đó bây giờ trở thành màu sẫm và quân sẫm có thể sử dụng chúng trong lượt đi tiếp theo, trừ phi quân nhạt lại lật chúng lại trong một nước đi nào đó.

    Nếu quân sẫm quyết định đi ở vị trí d6 (theo hình dưới), một quân nhạt sẽ bị lật mặt và bàn cờ bây giờ có dạng như hình dưới đây.

    Bây giờ đến lượt quân nhạt đi cũng nước tương tự như vậy để tìm cơ hội lật mặt quân sẫm. Các khả năng có thể như sau:



    Quân nhạt đi vào c4 và lật được một quân sẫm:



    Người chơi thay phiên nhau lần lượt đi quân. Nếu một bên không đi được tiếp thì sẽ tiếp tục đến lượt người kia cho đến khi cả hai bên đều không đi được nước nào nữa. Điều này xảy ra khi các ô cờ đã kín hết quân hay khi một bên chơi không còn quân nào trên bàn cờ. Người chơi có nhiều quân trên bàn cờ hơn là người thắng cuộc. 



    Một điều khác giữa Reversi và cờ Othello về ciệc sử dụng quân. Ở Reversi mỗi người chơi được chia đều 32 quân từ lúc bắt đầu và chỉ được đi 32 quân đó (bao gồm cả hai quân trên bàn cờ lúc bắt đầu chơi) cho đến khi không còn quân nào đi được nữa. Họ không được sử dụng quân cờ của đối thủ. Ở cờ Othello tất cả quân cờ đều thuộc sở hữu chung của hai người chơi; các quân cờ được để chung trong một hộp, hai bên đều có cơ hội dùng quân ngang nhau.

    3.Chiến thuật

    Các quân cờ thay đổi màu rất nhanh, dễ dàng và thường xuyên, do vậy, đó là một ưu điểm nhưng cũng có thể là nhược điểm nếu cố gắng có được nhiều quân từ lúc bắt đầu. Chiếm góc, cạnh, mobility, parity, tàn cuộc và dự đoán trước mọi việc là chìa khóa của thành công trong cờ Othello.

    Chiếm góc:

    Nếu có một quân đã được đặt tại góc thì quân đó sẽ không bị đổi cho đến hết trận cờ. Do đó, người chơi có thể sử dụng quân cờ tại góc để chốt giữ nhóm quân cùng với cạnh ngay sát nó làm thành một hệ thống chắc chắn. Do vậy việc chiếm giữ góc là một chiến lược có hiệu quả khi có cơ hội đến. Nói chung, một quân cờ được ổn định khi nó được nằm trong 4 hướng ranh giới, trong một hàng đã kín các quân, trong đó có các quân cùng màu nằm cạnh liên tiếp và bị chặn hai đầu bởi quân màu khác.

    Mobility:

    Một người chơi có chiến thuật sẽ không dễ dàng từ bỏ việc chiếm góc hay bất kỳ nước đi tốt nào. Do vậy, để đoạt được những nước đi tốt này bạn cần phải ép đối thủ đi những nước từ bỏ cách đi tốt đó. Cách tốt nhất để làm việc đó là làm giảm số lượng nước đi có thể cho đối thủ của bạn. Nếu bạn nhất định tìm cách hạn chế số nước đi hợp lý của đối thủ thì sớm hay muộn họ sẽ phải đi nước đi mà họ không mong muốn. Một ví trí cần thực hiện được đó là tất cả các quân của bạn đứng cạnh nhau, bao vây xung quanh là quân của đối thủ. Với vị trí như vậy, bạn có thể đọc ra được các nước đi của đối thủ

    Tại biên:

    Các quân cờ được đặt ở phía biên bàn cờ dường như chắc chắn (bởi vì chúng không bị lật mặt dễ dàng) . Bốn ô vuông ở mỗi góc bàn cờ được gọi là X-vuông. Lúc bắt đầu hay giữa ván cờ, nếu các ô đó được chiếm giữ, sẽ đảm bảo chắc chắn cho việc sở hữu chúng.

    Đoán trước:

    Như trong bất kỳ chiến thuật nào của cờ vua hay checkers, người chơi không nên chỉ xem xét về thế cờ hiện tại. Đối với mỗi nước đi, bạn cần phải cân nhắc các diễn biến có thể có từ phía đối thủ, sau đó là khả năng phản ứng lại của bạn với các nước đi đó và tiếp theo nữa là như thế nào. Tình thế hiện tại cũng có thể không liên quan đến các nước đi sau. Do vậy, khi phân tích các khả năng đi, chiếm góc hoặc bất cứ khả năng nào khác, bạn nên xem xét cách tốt nhất để thực hiện chiến lược trong một thời gian dài hơn là chỉ quan tâm đến nước đi hiện tại.





    Xem thêm