• 6 lý do chúng tôi viện đến khi nghe: "Sao mày không bảo quản bộ game?"

    Posted on by Breaker Day


    Bảo quản game - cụm từ nghe thật dàiiiiiiiiiiii và buồn tẻ. Các bạn đừng hiểu nhầm, chúng tôi rất thích bộ game của mình, chỉ là chúng tôi rất... lười.

    Vâng, thưa các bạn, cả một đám lười. Rất may là dù sao, chúng tôi cũng có một con mọt sách. Và khỏi nói cũng biết nó kiêm luôn trách nhiệm bảo dưỡng và "tân trang" bộ game. Mỗi lần đi chơi là nó than trời than đất, xỉ vả bọn tôi (nhất là tôi): "Sao bọn mày không chịu giữ gì hết vậy hả! Biết tao làm khổ lắm không?" Và những lý do "lăng lệ" được chúng tôi sử dụng hết lần này đến lần khác là:


    1. Chơi cho hư bộ này đi còn mua bộ mới! 

    Vâng, lý do lớn nhất cũng như hay được sử dụng nhất: mua bộ mới. Có ai lại không thích game mới chứ! Nhưng nếu bạn đang có một bộ game cũ "ngáng đường", tâm lý "bỏ thì thương, vương thì tội" sẽ xuất hiện, ngăn cản bạn hoàn thành tâm nguyện to lớn của mình... a hèm... của chúng mình.

    "Thế nên tụi tao mới phải chơi nhiều cho nó hư bớt đó. Tụi này chơi cũng mệt lắm chứ bộ, nhưng phải nghĩ đến tương lai xa xôi hơn mày à."


    *xin đừng áp dụng tại nhà, hậu quả có thể rất rất rất tệ.


    Sleeve - lá chắn đa dụng cho mọi loại bài

    2. Nhẹ nhàng không "đã" đâu!

    (kèm theo một bộ mặt baby cún con gì đó)

    Lạy trời. Có thằng con trai nào đang hăng máu mà biết cái gì nhẹ nhàng, cái gì "liễu yếu đào tơ" chứ. Đầu thì đang trùng trùng chiến thuật mà cứ bắt nhẹ nhàng là thế quái gì! Đang hồi gay cấn sống chết mà cứ bắt đưa lên hạ xuống, lau tay trước khi cầm là thế éo nào!

    "Trời ơi là trời. Mày giết tao đi cho rồi, kêu tao chơi làm cái quái gì nữa!"


    *ngày hôm đó tôi suýt chết thật. Phew!


    3. Tụi tao đang làm nghệ thuật. Mọt sách không hiểu đâu. Xùy xùy..

    Như trên, chơi game là cả một nghệ thuật và ai cũng có một xíu máu nghệ sĩ trong người. Mà làm nghệ thuật thì phải tự do sáng tạo, xuôi dòng cảm xúc chứ.

    "Vì nghệ thuật là vô bờ bến, mày nói có đúng không?"

    Chỉ có những thứ cực kỳ đáng giá mới được nhét vào Sleeve-cấp-cao này

    4. Cả đám đang rất trân trọng công sức của mày mà

    Bạn nghĩ thử xem, cái gì làm ra cũng đều có mục đích của nó. Cái bánh làm ra để ăn, cái áo làm ra để mặc thì cái đống bảo vệ với chuẩn bị làm ra để ... phá chứ. Mất công bao bao bọc bọc, dán dán che che mà không được chơi cho đã tay thì bọc làm gì!!! Phải hem phải hem?

    "Thấy không, tụi tao phá là tụi tao đang trân trọng nó giùm mày đó!"


    *"Đau, đau, đừng có đánh tao!!!!!!!!!!!


    5. Tụi tao không muốn mày buồn!

    Khổ cái là, thằng mọt sách đó (nó không thích đưa tên lên, cứ gọi là mọt sách cho tiện) là thằng im im lì lì ít nói nhất tôi từng gặp. Trời ạ đầu nó cứng còn hơn đá ấy. Dụ kiểu gì cũng không nói mà chỉ ... chửi lúc tụi tui sai mới ghê chứ. Nói chung là vì tương lai của một nhóm không ảm đạm, cũng vì tương lai chính nó, tụi tui phải tích cực đập phá lên thôi. 

    "Thấy tụi tao lo cho mày chưa nào."

    Nó moi được mấy hộp kính ghê lắm (như cái hình trên)
    không có nó không biết tụi tui sống sao


    6. Tụi tao có mày làm giùm đấy thây

    (cùng một nụ cười công nghiệp)

    Các bạn thấy sao chứ với cái đám này tiết kiệm là trên hết. Giờ có 1 đứa làm rồi, nó làm còn siêu tốt, tụi tui đâu nỡ giành công ăn việc làm của nó. Người ta nói "thọc gậy bánh xe" dễ u đầu mẻ trán lắm à. Tiết kiệm công sức, tiết kiệm thời gian, được lợi bao nhiêu, đúng không nào.

    "Mày cứ yên tâm, tụi tao không tước đoạt nhiệm vụ thiêng liêng của mày đâu."

    Vẻ mặt nó lúc đấy ...

    *1 tháng sau nó đình công, không thèm bảo quản game cho tụi tui nữa.

    *Tự thấy mình ngu (muốn khóc)


    Còn bạn thì sao? Bạn có những cách bảo quản game nào? Bạn có bảo quản Board Game như những gì nó xứng đáng được nhận không? Bạn có một tên "ô-xì-xin" giống tụi mình không? Chia sẻ kinh nghiệm anh em cùng biết nhỉ.

    Ps: Tao vô cùng xin lỗi mày.

    Ps2: Không khuyến khích thử ở nhà. Mình sẽ không chịu trách nhiệm cho những vấn đề phát sinh. Cảm ơn và quyết thắng.


    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    - Một phút trải lòng của Uno và Mèo nổ về Dead Man's Draw

    Đôi dòng tâm sự của đám "con nít" già đầu thích chơi Board Game

    [Tips] Ma Sói: Quản trò - Hé lộ những chức năng mở rộng kì thú


    Xem thêm

  • [Review] Blood Bound - Suy luận, dối trá và chiến thuật, đáng không?

    Posted on by Breaker Day


    Ma cà rồng là chủ đề được khai thác từ rất lâu trước đây. Những câu chuyện về chúng làm say mê con người bằng cái mị lực không thể chối bỏ. Hôm nay, vào thời điểm tăm tối nhất, hai quân đoàn sẽ trỗi dậy, và cuộc chiến ngàn năm một lần nữa bắt đầu, cuộc chiến trong Blood Bound, nợ máu trả bằng máu.


    Blood Bound - Máu gọi máu

    Muốn nhảy ngay vào cuộc chiến? Tìm tại: http://boardgamesviet.com/search?q=blood+bound


    1. Cốt truyện

    Blood Bound, cuộc tranh chấp cổ xưa giữa hai đại gia tộc ma cà rồng, tộc sói và tộc hoa hồng. Bóng tối dần bao phủ thành phố, che chắn những đứa con của màn đêm khỏi ánh nhìn của kẻ khác. Bạn không biết ai là ai, mỗi người có một thân phận và chức năng riêng của mình.

    Cả thành phố nín thở trước cái bóng to lớn của cuộc chiến khốc liệt sắp tới. Ai sẽ sống, ai sẽ bị bắt giữ, ai là người vươn lên quyền lực? Một cuộc đổ máu không thể tránh khỏi!


    2. Cách chơi

    Với Blood Bound, mỗi người sẽ có một lá bài, một thân phận đặc biệt với con số và chức năng khác nhau. Mỗi gia tộc có một tộc trưởng, là người có quyền lực nhất trong tộc tương ứng với con số cao nhất. Bất cứ ai tiêu diệt được tộc trưởng của đối phương sẽ là người chiến thắng. Trong trường hợp người bị tiêu diệt không phải tộc trưởng, đơn giản, đội của bạn sẽ thua. Các chức năng cũng như phe được giữ bí mật, vào đầu game, bạn chỉ biết phe của người bên trái, sau đó cuộc chiến bắt đầu.

    Một người sẽ cầm Thanh kiếm của sự diệt vong và sẽ dùng nó để gây sát thương cho người khác. Sau khi nhận thiệt hại, người đó phải lấy một token đặc trưng của bản thân mình. Nó có thể là chấm hỏi, đỏ hay xanh và con số quyền lực của lá bài đó. Khi một người bị tấn công, một người khác có thể nhảy ra nhận thay sát thương thay nếu người đó chưa lộ số, người đó bắt buộc phải lấy số của mình (gần như là để lộ thân phận của bản thân). 

    Khi bạn nhận sát thương, bạn có thể lấy ngay số của mình để kích hoạt chức năng của lá bài. Mỗi lá bài có chức năng riêng, và sẽ mang lại lợi thế nhất định cho phe của mình nếu dùng đúng. 

    Nói chung, đây là một game đồng đội, dối trá, lừa lọc và chiến thuật. Một chiến thuật tốt sẽ cho bạn những điểm mạnh, điểm mạnh cho bạn lợi thế và lợi thế đem về chiến thắng cho toàn đội.

    Một trò chơi có quá nhiều nét hấp dẫn

    Nhận xét cách chơi:

    Dối trá và suy luận. Chiến thuật và mục tiêu. Trọng yếu của game là thời điểm. Đâu là lúc lộ phe? Đâu là lúc lộ thân phận? Lúc nào nên kích hoạt chức năng? ... Tất cả những câu hỏi đó sẽ xoay vòng liên tục và bạn cần một tâm trí bình tĩnh, sáng suốt để tìm ra câu trả lời.

    Xét ra, Blood Bound là một game trả lời câu hỏi, xử lý tình huống. Nơi đây, chúng ta cần một người lãnh đạo. Mọi thông tin phải được thống nhất và chiến lược cần tiến hành triệt để. Khi bạn đã hoàn toàn làm chủ những điều trên, lúc đó, Blood Bound sẽ không còn hấp dẫn tâm trí của bạn nữa. Một bộ game giúp bạn giỏi lên thành một người lãnh đạo.


    3. Thiết kế

    Thiết kế là cái hay, cũng là điểm trừ lớn của Blood Bound. Các thẻ nhân vật diễn tả từng chi tiết, đường nét nhân vật. Hình do người thật cosplay nên không có gì để chê. Nét mặt, quần áo, hành động, phụ kiện quá tuyệt vời. Không chỉ diễn tả tính cách của nhân vật, các phụ kiện được thay đổi cho hợp với chức năng từng người. Nhân vật, không có gì để chê, trọn điểm (thậm chí cả mặt sau cũng mang nét huyền bí gì đó).

    Tiếc thay, các thẻ thực hiện chức năng lại là điểm trừ tuyệt đối. Hình ảnh đơn, thô, không mang nét đặc sắc. Màu làm thô. Có quá nhiều thứ để nói, bạn sẽ nhận ra khi thấy chồng token chức năng này. Thật đáng tiếc!

    Hộp game nhỏ xinh. Bìa hộp đã gợi nên sự căng thẳng và cái nét của Blood Bound. Lá bài cứng, to, vừa vặn nằm gọn trong hộp cùng một thanh kiếm rất cool. Nếu chỉ xét các thành phần chính, đây là một bộ game rất đáng. Chỉ còn vài hạt sạn nhỏ, tiếc thay, tiếc thay...

    Hình ảnh nhân vật là nét tuyệt vời nhất của game

    4. Kết luận

    Đáng hay không? Câu hỏi này bạn phải tự mình trải nghiệm và trả lời. Tuy nhiên, nếu bạn là một fan ma cà rồng hay một đứa thích tưởng tượng như mình, mua Blood Bound về và ngắm cũng đã lắm luôn. 


    Đem về ngắm cũng đã lắm

    Ưu điểm:

    - Suy luận, giao tiếp, dối trá, chiến thuật - tất cả trong một bộ Board Game.

    - Hình ảnh nhân vật xứng đáng một điểm 10.

    - Theme ma cà rồng được thể hiện tròn vai.


    Khuyết điểm:

    - Một vài hạt sạn không đáng có trong thiết kế.

    - Cách chơi có phần lặp lại.

    - Hơi khó nắm mạch game.

    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    [Review] Dead Man's Draw - Tấm vé cho người mới bắt đầu!

    Đôi dòng tâm sự của đám "con nít" già đầu thích chơi Board Game

    Một phút trải lòng của Uno và Mèo nổ về Dead Man's Draw

    Xem thêm

  • 7 lợi ích của Board Game bạn có thể tình cờ bỏ lỡ

    Posted on by Breaker Day

    Board Game không chỉ là một trò chơi, thứ Board Game mang lại không chỉ là thời gian thư giãn, giải tỏa. Board Game còn nhiều lợi ích khác mà bạn chỉ thể nhận ra sau một hồi nghiền ngẫm.

    Lợi ích của nó là gì, do đâu mà chúng tôi muốn mang Board Game đến với các bạn? Hãy cùng trả lời những câu hỏi trên cùng Board Game Việt nhé!


    1. Luyện phản ứng chớp nhoáng

    Phản ứng là tốc độ cơ thể bạn đáp lại khi não bộ tiếp nhận thông tin nào đó. Phản ứng nhanh thể hiện sự nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể. Các trò chơi gắn liền với tốc độ đều đề cao khả năng này. Halli Galli, Con ma, Jungle Speed... não bộ xử lý càng nhanh, tốc độ tay càng cao, bạn càng dễ thắng.

    Chơi game lâu tăng khả năng phản ứng của bạn với những sự kiện bất ngờ, giúp bạn điềm tĩnh giải quyết tình huống hay có những phản hồi tốt trong thời gian ngắn, chưa kể nó cũng rất vui.


    Thời gian phản ứng là yếu tố then chốt trong nhiều trường hợp

    2. Lập chiến lược, lên chiến thuật

    Hoạch định chiến lược là thứ bạn phải trải qua khi chơi đa số Board Game trung bình - nặng. Một chiến lược tốt sẽ giúp bạn tận dụng tối đa tài nguyên mình có, thu lại nguồn lợi cao nhất có thể. Chiến thuật là chiến lược cô đọng trong từng trận giao tranh.

    Chiến thuật và chiến lược là hai yếu tố then chốt trong Board Game, kinh doanh, cuộc sống. Và không gì tốt hơn nếu bạn có cơ hội làm quen với chúng từ trước, phải không nào?

    Chiến lược tốt sẽ đem đến một chiến thắng rực rỡ

    3. Giao tiếp

    Trò chuyện, thương thuyết là việc con người làm hằng ngày. Nhân loại là sinh vật quần cư, chúng ta sống chung với nhau, gặp mặt nhau, trao đổi với nhau hằng ngày, hằng giờ.

    Nhưng nói chuyện thế nào mới tốt? Bạn có thể đọc trăm quyển sách, nhưng điều gì tốt hơn khi bạn đem kiến thức của bạn thực hành trong thế giới thật. Xã hội càng phát triển, con người càng xa nhau nhưng nhu cầu giao tiếp vẫn tồn tại, còn nơi đâu thực hiện điều đó tốt hơn là một trận Board Game đây!

    Luôn có nhu cầu giao tiếp giữa người và người

    4. Làm quen bạn mới

    Bạn bè, đặc biệt là bạn tốt, là tài sản vô giá của một người. Có câu "Nếu bạn không có bạn, bạn chưa từng sống". Chúng ta vẫn tìm kiếm bè bạn, tìm kiếm trong xã hội rộng lớn một tâm hồn đồng điệu, người vui cùng ta, buồn cùng ta, đôi khi chọc ngoáy ta, nhưng luôn bên ta lúc ta cần nhất. Một trận Board Game không thể ngay lập tức biến hai người xa lạ thành bạn tốt trọn đời, nhưng nó là một khởi đầu không tệ.

    Làm một trận Board Game là cách đơn giản để mở rộng tình bạn

    5. Có 1 Đối thủ

    Khi Bruce Bueno de Mesquita nói về lý thuyết trò chơi trong quyển sách "Trò chơi của nhà tiên tri", ông từng khuyên mọi người nên tìm kiếm một đối thủ cho bản thân mình. Một người mình sẽ đối đầu, một người mình sẽ cạnh tranh. Người đó cho mình mục tiêu, cho mình điểm đến.

    "Có một kẻ thù phù hợp còn tốt hơn một người bạn phù hợp. Kẻ đó sẽ hối thúc ta, yêu cầu ta vận dụng khả năng vượt qua chính giới hạn ta không biết, bộc phát trong ta những tiềm năng vẫn còn đang say ngủ..." Và Board Game, trên một phương diện nào đó, đem đến cho chúng ta "kẻ địch" chúng ta cần.

    Cảm giác cạnh tranh sẽ thúc đẩy con người

    6. Hiểu thêm về người xung quanh

    Bạn hiểu bạn bè của bạn đến đâu? Họ quan tâm đến điều gì, quan điểm của họ là gì? Thông thường, con người rất ít nói về vấn đề này, đôi khi họ còn không biết họ muốn gì, cần gì. Nhưng chỉ cần một chút để tâm, bạn có thể nhận ra nhiều điều người khác không biết. Khi chơi Board Game, tâm trí mọi người tập trung vào trận đấu, khi đó bản chất con người thể hiện rõ ràng nhất ra ngoài. Để ý, bạn sẽ nhận ra nhiều thứ tuyệt vời.

    Hãy để ý về những người xung quanh bạn

    7. Hiểu về bản thân

    Bản thân, nghĩ là hiểu, lúc lại không. Bạn không biết mình sẽ làm gì cho đến khi bạn chính diện đối mặt với nó. Biết mình sẽ làm gì là phần thưởng vô giá, vì qua đó bạn có thể hoàn thiện bản thân. Còn gì tuyệt hơn vừa chơi game, vừa giỏi lên từng ngày!

    Hiểu về bản thân và giỏi lên từng ngày

    Chúng ta đến với Board Game không chỉ vì vui, không chỉ vì khoảng thời gian tốt đẹp nó mang lại, Board Game còn những lợi ích bất ngờ ít ai để ý. Nó có đúng với bạn không? Còn những điều gì khác tụi mình bỏ lỡ? Hãy Comment chia sẻ với tụi mình nhé!

    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Game Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    [Review] Isle of Skye - Cái tên mới nổi cùng danh hiệu "Board Game của năm"

    Giải mã lịch sử phát triển board game - Từ viên gạch thành kiệt tác

    [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Là một quản trò giỏi, bạn phải biết 5 điều sau


    Xem thêm

  • [Review] Mr.Jack - Cuộc săn đuổi của hai bộ óc tài năng

    Posted on by Breaker Day

    Nếu bạn là fan của thể loại Board Game trinh thám, bạn có thể từng nghe qua cái tên Mr.Jack, một bộ game cũ mà hay. Cách chơi đơn giản, thuần túy di chuyển và loại suy, Mr.Jack có độ lôi kéo khó cưỡng đến kì lạ.

    Cuộc đấu trí giữa hai bộ óc! Ai sẽ là người cười đến cuối cùng? Tấm màn bí mật chỉ được vén lên khi kẻ thủ ác hứng chịu thẩm phán, hoặc đã cao bay xa chạy!

    Mr.Jack - Một Board Game hay dành cho hai người


    1. Cốt truyện

    Hai người chơi, một người vào vai Mr.Jack - tên sát nhân bí ẩn vừa thực hiện xong phi vụ của mình, một người vào vai ngài cảnh sát đáng kính, đang lùng sục các ngõ hẻm để truy bắt tội phạm.

    Có vô vàn cách để tẩu thoát khỏi một thành phố, và kẻ bí ẩn kia có thể là bất kì ai. Ngài cảnh sát đương nhiệm của chúng ta phải làm sao để giải khai bí mật, để đưa kẻ thủ ác ra trước công lý? 

    Một cuộc chạy đua, một cuộc rượt đuổi. Một cuộc so tài của hai kẻ vô cùng tài hoa. Rèm đã buông, nhạc đã nổi, và trò đuổi bắt mở màn. Công lý sẽ được thực thi, nhưng công lý của ai, tùy thuộc vào kẻ thắng!

    Công lý sẽ được thực thi ... Nhưng là công lý của ai!

    2. Cách chơi

    Trong game, Mr.Jack phải tránh bị phát hiện bằng mọi giá, còn ngài cảnh sát phải dùng mọi phương tiện để bắt tên Jack lại. Người chơi sẽ di chuyển quanh thành phố, lần lượt thanh tra và Mr.Jack sẽ thay nhau đi trước.

    Có các hành động khác nhau mà hai người lần lượt thực hiện theo thứ tự riêng. Mỗi phiên bản Mr.Jack khác nhau sẽ có một bộ luật chơi khác nhau, nhưng về cơ bản nhiệm vụ chiến thắng và cách suy luận vẫn giữ nguyên không đổi - loại suy.

    Địa hình ảnh hưởng rất lớn đến hướng đi của cả game, nó quyết định một người có thể bị nhìn thấy hay không. Một vài các khu vực cho phép thực hiện hành động đặc biệt, đây đó một vài chiếc đèn le lói trong đêm... Có thể nói, người nào tận dụng tốt bản đồ, người đó sẽ chiến thắng cuộc cân não vô tiền khoán hậu này.

    Cuộc cân não vô tiền khoán hậu

    Nhận xét cách chơi:

    Phải nói, đặc trưng lớn nhất của dòng game Mr.Jack là loại suy. Các phiên bản khác nhau có thể thay đổi cách tương tác giữa hai người chơi, nhưng cốt lõi của game vẫn không đổi. Suy tính đường đi nước bước là nhân tố chính làm nên cái hay của game. 

    Mr.Jack Board Game cho hai người nên mức độ tương tác giữa người chơi được đẩy lên tối đa. Thật sự, trò chơi đơn giản hay phức tạp tựu chung do chính người chơi. Với những bộ não càng cao siêu, tính toán càng phức tạp, mạch game càng hay, cuộc đấu trí càng đáng xem, đáng thưởng thức.

    Loại suy chính là cốt lõi của Mr.Jack

    3. Thiết kế

    Bản đồ của Mr.Jack nhìn khá đã mắt. Phong cách hoạt họa, token to, tròn, rõ. Các chi tiết xung quanh được chú trọng, thể hiện đầy đủ phong cách nơi trận chiến diễn ra, có thể là London, Newyork... tùy thuộc từng phiên bản.

    Các thành phần trong hộp Mr.Jack được chăm chút khá kĩ

    Không chỉ bản đồ, các lá bài cũng được vẽ rất đẹp, mang cái hồn của nhân vật. Các nhân vật của các tầng lớp khác nhau mang biểu cảm khác nhau. Tuy không ảnh hưởng đến mạch tư duy của game, những chi tiết nhỏ này đem lại cảm giác chân thực khó tả cho người tham gia, bù đắp phần nào vẻ khô khan của chiến lược thuần túy.

    Bản đồ, token, lá bài... đều tạo nên cảm giác chân thực cho người chơi

    4. Kết luận

    Hai chữ: "Đáng giá!" dùng để miêu tả Mr.Jack là không ngoa. Một Board Game hai người đáng chơi, đáng thử thách, và có rất nhiều bản mở rộng để chơi đi chơi lại. Với những bạn yêu thích chiến lược, loại suy và tìm tòi, bỏ qua Mr.Jack sẽ là điều vô cùng tiếc nuối.

    Là một Game đáng chơi, đáng trải nghiệm

    Ưu điểm

    - Chiến thuật, độ nhập vai cao.

    - Hình ảnh đẹp, lôi cuốn.

    - Nhiều phiên bản với nhiều cách chơi thay đổi, chống chán.


    Khuyết điểm

    - Không có yếu tố hài hước.

    - Hại não.

    - Chỉ chơi được hai người.


    Bạn đã sẵn sàng thử thách bản thân? Tìm đến Mr.Jack tại:

    https://boardgameviet.vn/search?q=filter=((title:product**jack))

    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn xem:

    [Review] Codename - Cái tên cũ, danh hiệu mới

    Giải mã lịch sử phát triển board game - Từ viên gạch thành kiệt tác

    [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Là một quản trò giỏi, bạn phải biết 5 điều sau


    Xem thêm

  • [Review] Codename - Cái tên cũ, danh hiệu mới

    Posted on by Breaker Day

    Giải thưởng "Spiel des Jahres" vừa qua không chỉ đánh dấu huy hoàng của Isle of Skye, vốn rất thành công trong hạng mục Board Game phức tạp, hạng mục Board Game gia đình cũng vinh danh một cái tên mà có lẽ vô cùng quen thuộc với những bạn yêu thích Board Game, Codename.

    "Spiel des Jahres", "Board Game của năm" là giải thưởng được trao mỗi năm một lần, vinh danh những game hay, sáng tạo, đáng chơi trên thế giới. Nếu bóng đá có World Cup, Dota có The International hay Liên minh có League of Legends Championship... vậy thì Board Game có Spiel des Jahres. Không cần phải nói, chiến thắng trong đây tức là nổi tiếng chừng nào, hấp dẫn chừng nào!

    Hình ảnh Codename chiến thắng Spiel des Jahres trong mục Board Game gia đình

    Codename, tựa game giao tiếp quen thuộc. Vượt qua Imhotep và Karuba, do Vlaada Chvátil thiết kế đã vươn lên ngôi vị dẫn đầu trong năm nay, 2016. Mặc dù chính thức công bố 1 năm trước và cũng nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng, phải đến 1 năm sau, Codename mới chính thức giành được danh hiệu cao quý thuộc về mình. Hãy cùng Board Games Việt tìm hiểu và trả lời câu hỏi: "Codename là gì?" và "Nhờ đâu nó được vinh danh Board Game gia đình của năm?" nào. 


    Hộp ngoài tím mộng mơ của Codename

    1. Cốt truyện

    Codename là thế giới của hai nhóm điệp viên, hãy tạm gọi họ là đội đỏ và đội xanh. Mỗi đội có một "điệp viên trưởng", người biết rõ vị trí những tài liệu mật và nơi ở của những điệp viên khác đang giấu chúng. Cả đội phải nghe theo hướng dẫn từ đội trưởng, đến gặp những điệp viên kia, nói mật khẩu và mang các tài liệu về an toàn.

    Người đội trưởng không thể nói quá rõ ràng mà phải dùng những kí tự ẩn ý, những người còn lại phải đoán xem "ẩn ý" kia là gì. Một trò chơi nơi tương tác và từ ngữ là tất cả.

    Thế giới của các điệp viên hàng đầu

    2. Cách chơi

    Mọi người chia ra làm hai đội, xanh và đỏ. Mỗi đội có một người đội trưởng, hai người này lựa 1 trong 25 tấm thẻ diện tích 5x5 và đặt nó trước mặt mình, không để những người khác thấy. Sẽ có 25 mẩu giấy được xếp thành hình vuông trên bàn chơi, mỗi mẩu mang trong mình 1 chữ cái.

    Đầu lượt từng đội, đội trưởng chỉ có thể nói 1 từ cùng 1 số, những người còn lại phải đoán đâu là nơi có tập tin của đội nhà dựa trên gợi ý từ đội trưởng. Số lượt đoán của họ trong lượt này bằng với con số người đội trưởng đã nói cộng 1. Ví dụ: người đội trưởng nói: Day - 1, những người còn lại phải tìm kiếm trên bàn những từ liên quan đến từ "Day" (như là Handsome, Warm hay Sun...), và họ được đoán tối đa 2 lần. (Từ người đội trưởng nói không thể là từ đang có trên bàn)

    Nếu cả đội tìm ra tập hồ sơ của mình, tốt, một phần nhiệm vụ đã hoàn thành. Nếu chẳng may tìm ra tập hồ sơ của đội kia, họ đang giúp đội còn lại bước gần hơn về chiến thắng. Bất cứ ai tìm ra toàn bộ hồ sơ của mình trước là người thắng cuộc.

    Tuy nhiên, bạn không thể làm điệp viên một cách công khai thế mà không có kẻ điều tra giám sát. Có một lá bài, một vị trí mà nếu bạn chọn nó, bạn sẽ thua cả trò chơi, cho nên phải lựa chọn hết sức cẩn thận.

    Nhà điều tra ẩn mình

    *Nhận xét cách chơi:

    Đơn thuần về giao tiếp, Codename có thể nghe hơi chan chán lúc bắt đầu, nhưng đảm bảo sẽ vui đến mức phát khùng khi chơi. Các từ ngữ được nói ra có thể biến tấu thành muôn hình vạn trạng, và ai biết được trong bộ óc cao siêu của người chơi đang suy nghĩ những gì. 

    Cách chơi giản lược, trong trường hợp này, là điểm cộng vô cùng lớn của Codename vì không chỉ mang lại cảm giác suy nghĩ bay bổng, tự do, những giây phút cười lăn cười bò về cách suy luận đầy "sáng tạo" của đám bạn, cách chơi như vậy gần như thích hợp với đại đa số mọi người, bất kể lứa tuổi lớn nhỏ. Không quá ngạc nhiên với một game thắng giải "Board Game gia đình" phải không nào!

    Cách chơi vui vẻ, giản đơn

    3. Thiết kế

    Codename chủ yếu bao gồm các lá bài. Có hàng trăm lá bài với các chữ khác nhau, trải dài từ thiên văn địa lý đến khoa học xã hội, mỗi bàn chơi có thể sử dụng lá bài khác nhau nên việc tìm ra hai ván Codename giống nhau gần như là không thể.

    Các thẻ chữ được in cả hai đầu, cho nên bạn không cần quay thẻ qua lại để nhìn xem đó là chữ gì. Các lá bài đánh dấu phong cách 007 nhìn rất đã mắt. Thẻ thông tin làm từ bài cứng, cầm êm tay và khó hư. Codename không cần nhiều, chỉ cần các lá bài và từ ngữ nên bạn có thể tự làm một bộ cũng được (chỉ là tốn hơi nhiều sức).

    Điểm yếu trong thiết kế của Codename nằm trọn trong điểm yếu chung của các Board Game, đó là nước và những thứ làm hư bài. Bởi vì thành phần trọng yếu của cả game chỉ có giấy, một ly nước tung tóe sẽ là con quái vật khổng lồ đáng sợ, tàn phá các lá bài Codename đấy.


    Cần hết sức cẩn thận khi ở gần các lá bài mỏng manh này

    4. Kết luận

    Vốn là một game hay và có tiếng trong làng game Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, Spiel des Jahres càng đưa danh tiếng của Codename lên một tầm cao mới. Bạn đang tìm Board Game biện luận, vui, bựa để quẩy cùng bạn bè? Codename xứng đáng với thời gian của các bạn. Cùng chơi chứ?

    Nào, cùng chơi Codename nhé

    Ưu điểm:

    - Luật chơi đơn giản, nhẹ nhàng (hơi quá nhẹ nhàng).

    - Cách chơi vui vẻ, tăng giao tiếp, tăng óc tưởng tượng.

    - Mang lại nhiều tiếng cười, và cả những tình huống giở khóc giở cười.

    - Thoải mái, gần như ai cũng chơi được.

    - Ít tốn thời gian, phù hợp với loại game giải trí.

    - Giúp bạn tìm ra những liên tưởng quái dị trong đầu đám bạn.


    Khuyết điểm:

    - Game toàn là bài, và dễ dàng bị hủy diệt bởi kẻ thù chung, nước.

    - Cần giữ game tốt để tránh thất lạc.

    - Ít chiến thuật, chiến lược.


    Các bạn có thể đến các buổi off của BGV tụi mình để trải nghiệm game miễn phí nhé!

    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn xem:

    [Review] Isle of Skye - Cái tên mới nổi cùng danh hiệu "Board Game của năm"

    Giải mã lịch sử phát triển board game - Từ viên gạch thành kiệt tác

    [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Là một quản trò giỏi, bạn phải biết 5 điều sau



    Xem thêm

  • [Tips] Skull - Làm sao để thành công trong Board Game (và cả cuộc sống)

    Posted on by Breaker Day

    Skull, nhỏ bé nhưng đủ khả năng "làm mưa làm gió" trên thị trường tuần qua. Hấp dẫn từ cách chơi cho đến hình ảnh, Skull ngon, bổ, rẻ cho những nhóm nhỏ đến vừa.

    (Nếu bạn chưa biết về Skull, bạn có thể xem thêm ở: [Review] Skull – Món ngon mới lạ cho kẻ thích phỉnh phờ!)

    Skull - Món ngon phải thử một lần!

    Bên cạnh cách chơi đơn giản, dễ thuộc, Skull mang theo mình nét chiến thuật rất riêng, rất đặc sắc. Vậy làm sao để chơi Skull thật hay và làm bạn bè lóa mắt vì điều đó? Cùng Board Games Việt điểm qua những cách để "đo ván" đám bạn khi chơi Skull, đồng thời rèn luyện bản thân nhé.


    1. Đặt gì vào đầu ván?

    Thẻ đầu tiên bạn đặt vào đầu ván chơi rất quan trọng. Nó sẽ quyết định chiến thuật của bạn trong toàn bàn chơi đó. Hãy cân nhắc bạn còn bao nhiêu thẻ, đối thủ của bạn còn bao nhiêu thẻ, bạn nên chơi an toàn hay chơi liều lĩnh để giành chiến thắng ... 

    Hãy suy nghĩ trên phương diện những người kia. Họ có khả năng sẽ đặt gì? Mình nên đặt gì? Mình nên đặt hoa và tố cao, hay đặt đầu lâu và giăng bẫy? Trả lời được những câu hỏi trên, bạn đã không chỉ chiến thắng ván Skull một cách thỏa thuê, bạn còn thu được một lợi ích cực kì to lớn khi chơi Board Game, tư duy chiến thuật.

    "Dù bạn làm gì, viên gạch đầu tiên luôn quan trọng nhất!" - hãy suy nghĩ thật kỹ, thật cẩn trọng khi lựa chọn lá bài đầu tiên của bạn, vì nó sẽ quyết định cả vòng chơi đấy.

    Chiến thuật của bạn là gì đây?


    2. Nên tố bao nhiêu!

    Tố bài là giai đoạn căng thẳng nhất trong game. Khi nào tố, tố bao nhiêu tùy thuộc vào chiến thuât từng người chơi. Để ý số lá bài tối đa đang có trên bàn cùng thứ tự của từng người. Bạn nên nói số bao nhiêu tùy thuộc vào việc bạn muốn lật bài hay không.

    Hãy lưu ý, những người càng ít bài càng muốn đặt đầu lâu vì họ không muốn người khác giành chiến thắng, bạn có thể loại suy từng chút để xem giới hạn tối đa số lá bài bạn lật được. 

    "Biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng" - Binh pháp Tôn Tử

    Cân nhắc số lượng bạn có thể lật!


    3. Đối thủ của bạn là ai?

    Với những người bạn chơi với nhau đã lâu, mọi người hiểu tính nhau, dựa vào đó cũng có thể suy đoán xem người kia đặt gì? Nếu đó là người chơi an toàn, không thích mạo hiểm, người đó thường ít tố cao hay liều lĩnh đặt bẫy người chơi khác...

    Với những bạn chỉ mới gặp vài lần, chưa thật sự quen thuộc, bạn nên để ý cách họ tố bài hay đặt bài. Mỗi một hành động của con người đều mang theo mục đích. Tìm hiểu mục đích của họ, bạn sẽ hiểu thêm về con người họ, và khi bạn đã có một hiểu biết nhất định, bạn có thể dự đoán hành động của họ. 

    Nghe có vẻ cao siêu nhưng thật ra rất đơn giản. Chỉ cần nhìn, bạn sẽ thấy.

    Để ý những người xung quanh, đó là nguyên tắc vàng của mọi thứ


    4. Điều quan trọng nhất là: Cứ chơi cho vui!

    Thật lòng thì, Skull được sinh ra vì vui vẻ. Bạn có thể cố gắng giành chiến thắng và tất nhiên, cảm giác chiến thắng rất tuyệt vời, tuy nhiên mục đích cuối cùng chúng ta vẫn là vui vẻ, vẫn là những thời gian vô giá bên bạn bè. Tất cả những cách trên đều có thể giúp bạn trong Skull hay bất cứ Board Game nào khác, thậm chí đời thật. Nhưng trên tất cả, bạn tôi, thứ chúng ta tìm kiếm, chẳng phải là niềm vui ư!


    Điều quan trọng nhất, là tận hưởng game cùng niềm vui của nó


    Chơi theo cách bạn muốn, tận hưởng Skull cùng bạn bè, gia đình. Có những giây phút thoải mái và cười thật nhiều. Chúc bạn luôn vui vẻ, bên Skull, cũng như với các Board Game khác. 


    Bạn có hứng thú với Skull chứ? Tậu ngay bộ Skull tại: https://boardgameviet.vn/products/skull-board-game-remake

    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn xem:

    [Review] Room 25 - Trò chơi của sự sống còn

    [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Là một quản trò giỏi, bạn phải biết 5 điều sau

    Top 4 nỗi ám ảnh khi chơi Board Game

    Xem thêm

  • [Review] Isle of Skye - Cái tên mới nổi cùng danh hiệu "Board Game của năm"

    Posted on by Breaker Day

    Isle of Skye, cái tên mới nổi sau khi dành giải "Spiel des Jahres" (Board Game của năm) dành cho game "nặng", là cơn sốt mới trong làng Board Game hiện tại. Đây là một giải thưởng danh giá, gồm 3 hạng mục chính: game gia đình, game suy luận tính toán cao và game cho trẻ em.

    Với chiến thắng ngoạn mục trước Pandemic Legacy, Isle of Skye có một vị thế không thể chối bỏ trong thể loại "Kennerspiel" (được trao cho những game phức tạp), đồng thời chính thức nổi tiếng trên thế giới.


    Giải thưởng danh giá Spiel des Jahres

    Nếu các bạn từng thích qua Carcassonne, tựa game anh em của nó, Isle of Skye do Andreas Pelikan phát triển sẽ làm bạn thích thú không rời. Tại sao Isle of Skye nổi tiếng và vươn lên nhanh đến thế? Nào, cùng Board Games Việt tìm hiểu về tựa game chiến thắng giải Spiel des Jahres danh giá này nhé!

    Isle of Skye - Board Game mới nổi

    1. Cốt truyện

    Trong Isle of Skye, bạn là một tù trưởng người Scoland với tham vọng thống nhất hòn đảo Skye thơ mộng. Nơi đây, từng miếng đất đều đáng giá, nhưng mỗi miếng mang trong mình giá trị riêng. Chỉ với một tòa thành nhỏ lúc khởi đầu, với mênh mông biển cả xung quanh, bạn phải tìm cách khai phá, mở rộng hòn đảo.

    Dựa trên chỉ số "xếp hạng đảo tốt" do Hiệp-hội-những-người-dở-hơi-ngồi-kiểm-đảo đề ra, bạn phải xây dựng sao cho hòn đảo mình đem về nhiều tiếng tăm nhất. Một hòn đảo không thể tự xây bản thân, nó cần một đầu óc khôn ngoan cùng đôi bàn tay khéo léo để gầy dựng. Liệu bạn có đủ cả hai thứ cần thiết?

    Isle of Skye lấy bối cảnh là đảo Skye - Scotland

    2. Cách chơi

    Mỗi lượt của Isle of Skye diễn ra 6 giai đoạn. Đầu tiên, mỗi người nhận được số tiền được in trên đảo của mình (khởi điểm là 5). Sau đó, lần lượt từng người lấy từ trong túi (vâng, có 1 cái túi) ra 3 miếng địa hình. Mọi người sẽ quyết định hủy 1 miếng và đặt tiền lên 2 miếng còn lại, việc này diễn ra bí mật giữa các người chơi. Sau khi tất cả mọi người đã đặt tiền, tiến đến giai đoạn mua bán.

    Đến lượt mình, người chơi chỉ có thể mua 1 miếng địa hình duy nhất, và phải trả người bán số giá tiền được đặt trên miếng địa hình đó, bạn có thể không mua, nhưng như vậy đồng nghĩa bỏ qua cơ hội có những miếng vừa ý. Sau khi tất cả mọi người đã mua xong, người chơi lấy về những miếng thuộc về mình, sau đó ghép vào bản đồ của mình để tạo thành một hòn đảo riêng biệt.

    Cuối cùng, mọi người xem xét các quy tắc tính điểm do Hiệp-hội-những-người-dở-hơi-ngồi-kiểm-đảo đề ra trong lượt, tính toán số điểm của mình và chuyển qua vòng chơi tiếp theo.

    "Xếp hình" là cách chơi cơ bản của Isle of Skye

    Nhận xét cách chơi:

    Tuy mang hơi hướm của Carcassonne, Isle of Skye vẫn giữ được nét đặc trưng riêng biệt của nó. Chỉ có 3 dạng địa hình chính gồm đồng cỏ bạt ngàn, núi cao vời vợi và biển cả mênh mông. 3 địa hình trên cùng các chi tiết khác như tháp, hải đăng, cừu ... làm cho các thẻ địa hình của game luôn thay đổi, ít trùng lặp.

    Cách chơi của game là thể loại chiến thuật tính toán kiếm điểm truyền thống. Điểm nhấn trong cách chơi chính là việc đặt tiền lên các vùng đất. Ở đây, bạn phải đánh giá xem vùng đất nào có lợi nhất cho mình và thu nó về tay. Không chỉ có yếu tố ngẫu nhiên, độ đa dạng các mảnh địa hình cũng là một phần trọng yếu, giúp tăng giá trị chơi lại và cảm nhận của mọi người. 

    Có học hỏi mà không phải "copy", tìm hiểu cái hay trong cách chơi của những người đi trước. Chúng ta không ngạc nhiên khi Isle of Skye trở thành Board Game của năm phải không nào!

    Isle of Skye học hỏi được rất nhiều cái hay từ những người đi trước

    3. Thiết kế

    Hình ảnh trong game được thiết kế phong cách hoạt họa, nhìn khá thích mắt. Các miếng địa hình vuông vắn, cầm vừa tay. Bàn chơi mang đậm phong cách Scotland với cửa sổ ngắm ra đồng cỏ bạt ngàn, căn phòng đá mang phong cách châu Âu. Isle of Skye tạo cho bạn cảm giác như thật với họa tiết dễ thương của mình. 

    Đồng tiền trong game, ngược lại, được làm giản lược hết sức có thể với phong cách "tiền càng lớn càng to". Thiết kế như vậy để người chơi dễ đặt tiền chồng lên nhau và quan sát số tiền có trên miếng địa hình hơn. Tuy đồng tiền không được chú trọng chau chuốt, thiết kế thiên về phần tiện dụng cho người chơi, nhưng có thể chấp nhận được.

    Điểm trừ lớn nhất của Isle of Skye là cái túi đựng quá ... xấu. Túi màu nâu thô và chỉ mang tác dụng của một cái ... túi, không hơn. Sẽ tuyệt hơn nếu các nhà sản xuất đưa đặc trưng của bộ game vào bên trong, như tạo hình một vại rượu nổi tiếng chẳng hạn. 

    Đồ họa là điểm cộng tuyệt vời cho game

    4. Kết luận

    Cũng không lạ mấy khi Isle of Skye giành chiến thắng ngoạn mục trước nhiều ứng cử viên đình đám khác như Pandemic: Legacy hay Time Stories. Game hay, cốt truyện hợp lý, thiết kế dễ thương, là một bộ game không thể bỏ qua. Tin tôi đi, bạn sẽ tiếc lắm nếu không chơi nó đấy!

    Một tựa game rất đáng giá để sở hữu

    Ưu điểm:

    - Luật chơi đơn giản (chỉ gồm 3 trang giấy).

    - Chiến thuật, tính toán cao siêu.

    - Hình ảnh đẹp.

    - Cách chơi mang theo những điểm tốt của nhiều game "đàn anh" trước.

    - Các "đạo luật tính điểm" mỗi lần chơi đều khác nhau.

    - Thách thức con mắt nghệ thuật của người chơi.


    Khuyết điểm:

    - F.A.Q nhiều khủng khiếp.

    - Dễ mất, cần bảo quản thật tốt.


    Các bạn có thể đến các buổi off của BGV tụi mình để trải nghiệm game miễn phí nhé!


    Bạn có thể vác về hòn đảo dễ thương này tại: https://boardgameviet.vn/products/us-lsle-of-skye-from-chieftain-to-king

    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn xem:

    [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Là một quản trò giỏi, bạn phải biết 5 điều sau

    [Review] Room 25 - Trò chơi của sự sống còn

    Giải mã lịch sử phát triển board game - Từ viên gạch thành kiệt tác

    Xem thêm

  • Giải mã lịch sử phát triển board game - Từ viên gạch thành kiệt tác

    Posted on by Breaker Day


    Nếu đã quen thuộc với lĩnh vực này, chắc hẳn đã từng có lúc bạn thắc mắc không biết board game từ đâu mà có. Trong bài viết trước, chúng ta đã trả lời câu hỏi “board game là gì?”. Giờ là lúc ta cùng tìm hiểu về lịch sử phát triển của board game.

    Board Game đã phát triển như thế nào?


    1. Con người phát minh ra board game trước khi có ngôn ngữ viết..

    Hầu hết mọi người không biết rằng board game có từ thời tiền sử. Nói cách khác, con người phát minh ra board game trước khi có ngôn ngữ viết. Thế, board game nào ra đời đầu tiên?... Chính là xúc xắc! Thành phần thiết yếu của hầu hết các board game ngày nay, cũng chính là nền tảng của những trò chơi cổ xưa nhất của nhân loại.

    Một bộ gồm 49 mảnh đá nhỏ được chạm khắc và sơn màu được tìm thấy trong một mộ phần 5000 tuổi ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được xem là những thành phần board game cổ nhất từng được khám phá. Đến triều đại người Rô-ma, xúc xắc đã bắt đầu có hình dạng khối lập phương giống với ngày nay. 

    Nguyên bản đầu tiên chính là những viên xí ngầu kì lạ này

    2. Board Game hoàn chỉnh đầu tiên của thế giới bắt nguồn từ Ai Cập cổ..

    Vào thời gian khoảng 3100 năm trước công nguyên, board game bắt đầu trở thành thú vui của các pha-ra-ông. Đáng kể đến nhất là Senet.  Trò chơi này xuất hiện trong nhiều bức họa được tìm thấy trong các hầm mộ Ai-cập cổ đại. Đến thời triều đại Ai-cập mới (vào khoảng 1550 – 1077 năm trước công nguyên), Senet đã trở thành một dạng bùa hộ mệnh cho hành trình của người chết. Vì người Ai-cập tin rằng sự may rủi trong trò chơi phản ánh vận mệnh của con người và thành công của một người trong trò chơi chứng tỏ người đó nhận được sự bảo vệ từ các vị thần quan trọng: Ra, Thoth, hay thậm chí Osiris.

    Senet là một trong những Board Game hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới

    Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Trong số những board game vẫn đang được chơi ngày nay, game nào ra đời sớm nhất?”?  Nếu có thì chúc mừng vì giờ bạn sẽ nhận được câu trả lời. Nhiều người cho rằng Backgammon là game có khoảng thời gian được chơi lâu nhất trong lịch sử nhưng trên thực tế thì đó là The Royal Game of Ur (được phỏng đoán là xuất hiện vào khoảng 2600 năm trước Công Nguyên). Liubo (được phát minh bởi người Trung Quốc cổ vào khoảng 400 năm trước Công Nguyên) được xem là board game đầu tiên được tạo ra bởi người phương Đông.

    Liubo - Board Game đầu tiên của phương Đông

    3. Quân sự bắt đầu ảnh hưởng đến Board Game. Cờ Tướng, Cờ Vua ra đời..

    Ludus latrunculorum là một game chiến thuật 2 người chơi được chơi trong suốt thời kì đế chế Rô-ma. Nội dung của game liên quan rất nhiều đến chiến thuật quân sự. Do nhiều cuộc chiến tranh diễn ra vào khoảng thế kỉ thứ 13 trước Công Nguyên, điều này đã ảnh hưởng đến chủ đề của game. Đây có thể là cột mốc đánh dấu ảnh hưởng của chiến lược quân sự đến board game. Trong xuyên suốt lịch sử, nhiều board game lấy cảm hứng, dựa trên và xoanh quanh các vấn đề quân sự. Tương tự, nhiều quân sự gia sử dụng board game như một công cụ để nghiên cứu, luyện tập và giảng dạy các vấn đề liên quan đến chiến thuật quân sự. Nhiều board game nổi tiếng là minh chứng cho điều này: cờ tướng, cờ vua – chess, risk…

    Cờ đã có từ lâu đời, được nhiều người ưa chuộng

    Nhân tiện nói về cờ vua – chess,một trong những board game nổi tiếng nhất của nhân loại, hãy cùng tìm hiểu về lịch sử phát triển của trò chơi này. Bắt đầu từ Tafl games – một dòng những board game chiến thuật của người Germanic và Celtic cổ đại. Người Viking truyền bá Tafl đến tất cả mọi nơi mà họ đặt chân đến, bao gồm Iceland, vương quốc Anh, Ireland và Lapland.

    Nhiều bản biến thể của dòng game này được chơi tại phần lớn phía Bắc châu Âu. Một bản biến thể của Tafl là Chaturanga. Chaturanga là một trò chơi chiến thuật của người Ấn Độ cổ đại, được phát triển vào thời Đế chế Gupta - Ấn Độ, vào khoảng thế kỉ thứ 6 sau Công Nguyên. Vào thế kỉ thứ 7, Chaturanga được biến thể thành Shatranj ở Ba Tư. Shatranj là một dạng cờ vua cổ (rất giống với cờ vua hiện đại) và được du nhập vào châu Âu cuối thời Trung Cổ.

    Vào khoảng năm 1200, luật chơi của Shatranj bắt đầu được biến thể và vào khoảng năm 1475, có nhiều sự thay đổi lớn khiến cho trò chơi giống như ngày nay. Vào Thời Kì Khai Sáng, cờ vua được xem là một cách để rèn luyện bản thân. Ngày nay, cờ vua được Ủy ban thế vận hội quốc tế (IOC) công nhận là một môn thể thao.

    Có khá nhiều loại hình cờ vua khác nhau

    4. Và rồi Monopoly huyền thoại ra đời.. 

    Vào năm 1903, Lizzie Magie (một trong những nhà thiết kế board game đầu tiên ở Mĩ) phát minh ra The Landlord’s Game (trò chơi địa chủ). Trò chơi bao gồm 1 đường đua hình vuông, mỗi cạnh là một chuỗi những mảnh đất mà người chơi có thể mua, ngoài ra còn có 4 con đường sắt, một nhà tù nằm ở một góc, và mỗi lần người chơi đi ngang qua vạch xuất phát sẽ được nhận 100 đô… Nghe có quen không nào?

    Magie thiết kế trò chơi nhằm minh họa cho việc đầu cơ đất đai và những hậu quả khôn lường của nó. Ngoài ra, bà cũng hy vọng trò chơi sẽ kích thích sự tò mò của trẻ em về sự bất công đồng thời chúng sẽ giữ được sự tò mò đó khi lớn lên. Năm 1935, Magie bán bằng sáng chế trò chơi cho anh em nhà Parker với giá 500 đô-la. Ngày nay, trò chơi được biết đến với cái tên Monopoly – cờ Tỷ Phú.

    Monopoly, bộ Board Game huyền thoại

    5. Danh hiệu và giải thưởng cho Board Game xuất hiện..

    Spiel des Jahres, được tạo ra vào năm 1978, là một danh hiệu tiếng Pháp có nghĩa là “Trò chơi của năm”. Đây được xem là giải thưởng uy tín nhất giành cho board game. Giải thưởng được trao hằng năm bởi một hội đồng những nhà phê bình game người Đức. Mục tiêu của Spiel des Jahres là tuyên dương những game có chất lượng cao, thiết kế xuất sắc, và thúc đẩy chất lượng của board game trên thị trường.

    The Settlers of Catan (được xuất bản năm 1995) là một trong số những board game Châu Âu đầu tiên trở nên nổi tiếng bên ngoài Châu Âu. Hơn 24 triệu bản của dòng game Catan đã được tiêu thụ và trò chơi đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Sự nổi tiếng của Catan ở Mĩ đã mang lại cho nó biệt danh “Board game của thời đại này”, được đặt bởi thời báo The Washington Post.

    Trò chơi được thiết kế bởi Klaus Teuber, một kĩ thuật viên nha khoa. Năm nay đã 62 tuổi, Teuber vẫn chưa hết bàng hoàng bởi sự nổi tiếng của trò chơi. Khi xuất hiện ở các sự kiện game lớn, Teuber được chào đón như một ngôi sao nhạc rock. The Settlers of Catan chính là một chất xúc tác chính cho sự nổi tiếng đột ngột của board game ở Mĩ.  

    Catan có một lịch sử huy hoàng

    Với sự xuất hiện của những game như Carcassonne, Catan, Alhambra, and Ticket to Ride… người chơi muốn nhiều hơn nữa. Thế nhưng, sản xuất và đưa board game lên thị trường là một việc không hề đơn giản. Đối với hầu hết những nhà thiết kế game (ngay cả những người nổi tiếng!), việc thiết kế game chỉ là một thú vui, không phải một công việc. Số tiền kiếm được thường chỉ huề vốn hoặc có chăng thì chỉ đủ để làm thêm vài bản mở rộng.

    … Cho đến khi, Kickstarter xuất hiện.
    Đối với những ai còn lạ lẫm với hình thức này, Kickstarter là một hình thức gây quỹ cộng đồng toàn cầu giúp hiện thực hóa những dự án mang tính sáng tạo. Ban đầu được tạo ra với mục tiêu là âm nhạc và phim ảnh, Kickstarter đã huy động được hơn 1.5 tỉ đô-la và tài trợ hơn 200.000 dự án bao gồm âm nhạc, vở diễn, sản phẩm điện tử, phim ảnh, truyện tranh,…  và tất nhiên là board game.


    Đối với thị trường board game, Kickstarter mang tính cách mạng vì giờ đây những gamer đam mê sáng tạo có thể dễ dàng kêu gọi sự hỗ trợ từ những người cùng chung sở thích. Hình thức này cũng mang lại cho cộng đồng những người chơi game cơ hội để cùng nhau hiện thực hóa những ý tưởng thầm lặng, giờ đây mọi người có thể có được cái mình muốn một cách dễ dàng hơn. Hiện tại, trên Kickstarter, có hơn 200 dự án board game đang huy động vốn. Điều này là một minh chứng cho sự phát triển của cộng đồng board game.



    Là cuộc cách mạng thật sự!


    6. Board Game thực sự bùng nổ..
    Hãy cùng điểm qua một chất xúc tác cho sự bùng nổ về sự nổi tiếng của board game vào khoảng thời gian gần đây, TableTop. TableTop là một chương trình truyền hình nhiều tập trên web có nội dung về board game được thiết kế bởi Wil Wheaton and Felicia Day. TableTop khá nổi tiếng và có ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng board game trên toàn thế giới. Vào năm 2013, Wil and Felicia tổ chức ngày Quốc tế Board Game (International Tabletop Day). Ban đầu chỉ là truyền hình trực tiếp họ chơi game với 1 vài vị khách. Thế nhưng vào năm 2014, sự kiện này trở thành một ngày lễ toàn cầu với sự tham gia của hơn 80 quốc gia. Kể từ lúc đó, Board Game đã chính thức có một ngày lễ toàn cầu.

    Tabletop là trang mạng quen thuộc của các Board Gamer


    7. Tương lai ?

    Điều gì chờ đợi chúng ta trong tương lai? Mọi người đều đang cố gắng xây dựng một cộng đồng dù là trực tuyến hay trực tiếp. Nơi mà mọi người có thể gặp gũi để cùng chơi game, để cùng chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm, kinh nghiệm, chiến thuật, thậm chí là cách vẽ board game…  Mặc dù cộng đồng đang phát triển với một tốc độ ổn định, nó vẫn còn đang rất non trẻ. Hãy cứ tiếp tục chung tay để xây dựng cộng đồng, hãy cứ tổ chức những buổi gặp mặt chơi game. Tương lai vẫn còn hứa hẹn rất nhiều điều!


    ---

    Người viết: Dnzr - Board Game Việt

    Có thể bạn muốn xem:

    [Tips] Ma Sói : Bán sói - kẻ đặt chân hai bên bờ chiến tuyến

    Top 4 nỗi ám ảnh khi chơi Board Game

    [Review] Bang – Board Game Của Các Anh Hùng Hậu Viễn Tây

    Xem thêm

  • [Review] Room 25 - Trò chơi của sự sống còn

    Posted on by Breaker Day

    Các trò tìm đường quá dễ với bạn? Board Game thám hiểm không làm bạn thấy kịch tính? Thế bạn nghĩ sao về một Board Game nơi mạng sống của bạn luôn trong tình trạng "chỉ mành treo chuông"? Đó là thế giới trong Room 25. 25 căn phòng, 25 lựa chọn, chỉ 1 trong số đó đưa bạn với tự do. Sao, hào hứng chứ?



    Room 25, mỗi bước chân là một thử thách

    1. Cốt truyện

    Room 25 lấy bối cảnh là một nhà ngục tối tăm. Tại đây, mỗi người chơi phải tìm cách trốn thoát và đến với tự do. Nơi đây chỉ có một lối thoát duy nhất, một đường ra duy nhất và nó nằm ở căn phòng số 25 trong nhà tù. Tìm ra nó và trốn thoát là mục tiêu duy nhất của các tù nhân, nhưng đó không phải là mục tiêu của tất cả. Có những tên canh ngục tàn bạo đang ở đây, tìm cách tiêu diệt và giữ các tù nhân giữa bốn bức tường tù ngục vĩnh viễn.

    Các tù nhân có tìm ra cánh cửa hi vọng ấy, hay cai ngục một lần nữa hoàn thành suất sắc nhiệm vụ? Trong nơi tăm tối như nhà giam, sự tin tưởng là thứ sa xỉ nhất con người dành cho nhau!

    "Chúng ta cần hợp tác để sống sót. Nhưng với ai?"

    2. Cách chơi

    Mỗi nhân vật có 4 hành động cơ bản. Mỗi người chơi sẽ lần lượt thực hiện hành động của mình, theo thứ tự được quy định vào đầu mỗi vòng. Trước tiên, mỗi người lựa tối đa hai hành động, sắp xếp thứ tự trước - sau và đặt chúng úp xuống. Lần lượt từng người chơi sẽ thực hiện hành động một và hai của mình. Người đó có thể di chuyển khám phá một phòng mới, kích hoạt cơ quan để thay đổi vị trí một dãy phòng, hay nhìn trộm sang căn phòng bên cạnh... Các căn phòng có những chức năng khác nhau và được chia thành 3 loại dựa trên mức độ nguy hiểm của chúng.

    Những căn phòng màu xanh lá là nơi an toàn hoặc đem lại lợi thế cho người chơi. Ngược lại, những căn phòng vàng là chỗ bất lợi, làm người chơi gặp khó khăn. Tuy vậy, không đâu nguy hiểm bằng những căn phòng đỏ. Tại đây, một sai lầm có thể khiến người đó mất mạng. Một cái cưa cứa ngang người những kẻ chậm chạp, một bể axit đổ ập lên đầu kẻ cả tin, có nơi bạn chẳng cần làm gì, chỉ cần mở cửa ra là đã nhận được tấm vé một chiều xuống địa ngục... Sai lầm, đôi khi trả giá bằng mạng sống.


    Mục tiêu tối thượng - tự do

    Nhận xét cách chơi:

    Nhà ngục tối tăm của Room 25 rất hợp với phong cách toan tính, lên kế hoạch của game. Bạn phải cẩn thận tính toán, lên kế hoạch từng đường đi nước bước của mình. Với 3 chế độ chơi, Room 25 sẽ không làm bạn cảm thấy chán khi cứ mỗi lần chơi, một bản đồ mới lại xuất hiện, không cái nào giống cái nào.

    "Mình sẽ làm gì? Người khác sẽ làm gì? Mình phải làm gì khi họ làm vậy?" Bạn sẽ luôn phải trả lời các câu hỏi trên. Room 25 không chỉ về khám phá và trốn thoát, nó cũng thách thức khả năng giao tiếp và thuyết phục. Một bộ Board Game với cách chơi khá sáng tạo và hấp dẫn.


    Con đường gian truân nằm dài phía trước!

    3. Thiết kế

    Các căn phòng trong Room 25 có hình vuông, làm bằng giấy cứng, in rất chi tiết. Bạn có thể thấy sự tối tăm trong nhà ngục thể hiện trên các thẻ phòng, những bồn vệ sinh nứt vỡ, phòng tắm ngập nước bẩn, một bể axit nổi bong bóng phập phồng... Đồ họa thể hiện trên các thẻ phòng là điểm cộng lớn nhất trong thiết kế game, kết hợp cùng các tượng nhân vật tạo thành một game rất đáng sở hữu.

    Thiết kế game bắt mắt, hộp game to, rộng, các thẻ nhân vật chi tiết. Room 25 chỉ thiếu sót chút xíu về các lá hành động cùng thân phận, thật đáng tiếc!

    Đồ họa là một trong các mũi nhọn của Room 25

    4. Kết luận

    Là một bộ game lộng lẫy, cách chơi hay, sáng tạo làm Room 25 thật sự tỏa sáng. Khi các hầm ngục lần lượt hiện lên trước mắt, liệu bạn có đủ bình tĩnh để tìm ra căn phòng tự do đích thực? Nói chuyện, tương tác, thuyết phục. Một Board Game tuyệt vời, đáng giá góp mặt trong kệ game của bạn.

    Những firgure (được tô màu) của Room 25

    Ưu điểm

    - Đồ họa đẹp, chi tiết.

    - Giá trị chơi lại cao.

    - Pha trộn giữa tính toán, chiến thuật cùng biện luận, giao tiếp.

    - Bản đồ luôn thay đổi, giảm độ nhà chán.

    Khuyết điểm

    - Chuẩn bị khá nhiều vào đầu game.

    - Ít vui vẻ, ít tình huống bừa bựa.

    - Phải bảo quản kĩ các lá bài để tránh hư game.


    Các bạn có thể đến các buổi off của BGV tụi mình để trải nghiệm game miễn phí nhé!



    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn xem:

    [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Là một quản trò giỏi, bạn phải biết 5 điều sau

    [Review] Bang Dice – Khi Bạn Giải Quyết Mọi Thứ Bằng 6 Viên Xí Ngầu

    Top 4 nỗi ám ảnh khi chơi Board Game

    Xem thêm

  • [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Là một quản trò giỏi, bạn phải biết 5 điều sau

    Posted on by BGV Company

    Quản trò! Không phải ai cũng có thể làm quản trò. Khi làm công việc này, bạn hy sinh rất nhiều thứ. Bạn không được chơi, không được tham gia biện luận. Bạn không thể cãi vã, không thể lên chiến thuật, và tiếng nói của bạn chỉ vang lên những giây phút nhắc nhỏ thời gian/luật lệ hay khi lên giàn.

    Thế nhưng, vẫn có những con người cần mẫn với “nghề” quản trò. Họ sẵn sàng hi sinh để bạn bè có thời gian vui vẻ cùng Ma sói. Quản trò không tham gia chính thức, nhưng nếu bạn là một quản trò tài năng, ở một mức độ nào đó, bạn luôn ảnh hưởng đến game, để game luôn làm mọi người thấy hào hứng, thoải mái, tự do.

    “Có những thứ, chúng ta cần biết. Có những thứ, chúng ta cần làm. Vì một ván sói căng não, vui vẻ, và tràn ngập tiếng cười!”

    Nói về quản trò – trong một bài post đã có từ rất lâu rồi.


    • Gọi trong đêm: Đôi khi, tiếng vọng thánh thót của bạn trong đêm có thể làm một vài người ước đoán được ai ngồi ở đâu. Ví dụ như khi gọi phù thủy, bạn đang tập trung nói “Hôm nay người này chết, phù thủy có cứu không? Có giết ai không nào?”, âm thanh ở khu vực đó sẽ nghe to hơn hẳn, và một số người tinh tế có thể nghe và đoán được.

     

    Cách giải quyết: Bạn hãy tích cực xoay đi nhiều chỗ khi gọi các chức năng và lúc lên tiếng trong đêm. Hạn chế chỉ nhìn mặt chức năng và nói. Điều đó sẽ giúp âm thanh rải đều và hạn chế lộ game trong đêm. (tương tự với các tiếng động khác nhé … như tiếng bước chân chẳng hạn)

     


    Có rất nhiều thứ phải để ý trong đêm, vì một game không lỗi!

    • Thông báo sai người chết: Trong những giây phút bối rối, bạn có thể nhầm lẫn ai chết và ai không. Việc thông báo nhầm người chết có thể rất tai hại với game, ảnh hưởng đến cách suy luận của người chơi. “Tao chưa chết mà, chức năng tao a b c mà sao chết T_T”. Tai hại đến thế đấy, vậy phải làm sao đây!!!

     

    Cách giải quyết: Trước khi cho tất cả mọi người thức dậy, bạn hãy tổng kết lại xem ai chết vào ngày hôm đó. Cân nhắc các chức năng của họ xem có ảnh hưởng không (ví dụ: bán sói, Tough Guy, bảo vệ có bảo vệ người đó không …).

    Nếu bạn không nhớ, bạn có thể mở bài lên và xem lại trước khi cho mọi người dậy và thu bài. Bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của những “hồn ma” tốt bụng bên ngoài hoặc sử dụng giấy ghi chú (mặc dù phiền phức hơn nhiều).

     

    Đừng kêu sai người chết he

    • Quên gọi chức năng: Các chức năng sẽ buồn lắm nếu bạn bỏ qua họ. Một chức năng không thực hiện trong đêm có thể ảnh hưởng đến hướng phát triển cả game. “Tui chưa dậy quản trò ơi!” – vậy là mọi người đều biết bạn đó có chức năng. Những tình cảnh như vậy thật không nên có đúng không bạn?

     

    Cách giải quyết: Ngoài việc dùng các “ngoại vật” để ghi chú, bạn cũng nên tự tạo những cách để đảm bảo không nhầm.

    Bạn có thể gọi chức năng theo một thứ tự nhất định (ví dụ: gọi cặp đôi trước, rồi sói, bảo vệ, phù thủy …). Gọi theo thứ tự có tác dụng rất lớn khi bạn mới làm quản trò không lâu, đồng thời để bạn làm quen với các chức năng.

    Trước khi để mọi người thức dậy, một câu “Còn chức năng nào mình chưa gọi hem?” sẽ giúp bạn không tình cờ “bỏ rơi” chức năng nào hết đấy!

     


    Bạn có thể tự kiểm tra hoặc "lợi dụng các hồn ma" bên ngoài

    • Người chơi nói quá to, cãi nhau quá dữ đến mức không kiểm soát nổi: Việc này không được tính là một lỗi, nhưng một quản trò tuyệt vời không nên để những phiền muộn bé xíu làm ảnh hưởng cảm xúc mọi người. Ma sói là trò chơi biện luận, một vài trường hợp to tiếng gào thét gần như không thể tránh khỏi, bạn nên làm gì đây?!?

     

    Cách giải quyết: Bạn có thể đặt ra những quy tắc chung, những “house rules” cho mọi người nghe theo. “Đừng hét to quá nha.”, “Có gì ưu tiên mấy bạn mới nói nữa nè.”, “Tập trung nghe bạn lên giàn nói nào, có gì giơ tay người ta cho nói mới được nói nghe.” Những quy tắc nho nhỏ thế sẽ giúp cảm nhận game của mọi người tốt lên nhiều.

    Trong trường hợp mọi người quá tập trung vào game đến mức … quên luôn quy với chả tắc, bạn, một quản trò đáng kính và thông thái nên “ra tay” để hạ bớt nhiệt cuộc cãi lý, xì bớt không khí căng phồng trong cái “bong bóng bàn chơi” này.

     


    Bạn có thể đặt ra vài quy tắc, đồng thời để ý xem khi nào nên lên tiếng "giải nhiệt"

    • Bí mật của một quản trò tài năng, hiểu người chơi của mình: Đây là kinh nghiệm được đúc kết bởi rất nhiều quản trò khác nhau, có kinh nghiệm quản hàng trăm trận sói lớn nhỏ.

    Họ đều làm rất tốt một việc, họ hiểu người chơi, như những người bạn hiểu nhau, họ biết khi nào nên tăng tốc trận game, khi nào nên dành thời gian cho mọi người tranh luận. Họ biết những chức năng nào phù hợp với bạn bè mình, họ biết khi nào nên đùa giỡn, khi nào nên nghiêm túc. Đó là kinh nghiệm vô giá bạn sẽ đúc kết được khi bạn đã quản đủ lâu, và giờ bạn biết rồi đấy. Thử để ý bạn bè mình một chút, và bạn sẽ nhận ra nhiều, rất nhiều điều thú vị!


    Quản trò, không ai nói đây là công việc dễ dàng, có thể nói là khá mệt mỏi. Nhưng tất cả đều có cái hay của nó. Ai biết được toàn bộ diễn biến của game? Lời ai quyền lực to lớn, để mọi người phải nhất nhất nghe theo? Hãy là một quản trò thông thái, đồng thời tận hưởng game. Và một tip nhỏ nữa cho tính chuyên nghiệp của người dẫn dắt là đừng bao giờ quên mang theo bộ bài Ma Sói. Nếu bạn chưa có thì sở hữu em nó ngay tại đây nhé!

    “Niềm vui khi chơi Ma sói, là dành cho tất cả mọi người. Và quản trò cũng vậy.” (Chị Jackie Nguyễn)

     

    ---

    Người viết: Day Breaker – Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    [Tips] Ma Sói : Bán sói - kẻ đặt chân hai bên bờ chiến tuyến

    [Review] Mogel Motte – Trò Chơi Của Kẻ Phá Luật

    [Review] Skull – Món ngon mới lạ cho kẻ thích phỉnh phờ!

    Xem thêm