• Cùng hóa thân thành cướp biển với Merchants & Marauders

    Posted on by Thảo Hồ Phương


    Nếu bạn thích nhập vai một nhân vật đầy mưu mẹo, thích lênh đênh trên biển thì hãy chọn Merchants & Marauders. Một boardgame mô phỏng cướp biển cực kỳ vui nhộn và phong phú về mặt nội dung. Thời gian chơi của game khá ngắn, rất thích hợp chơi vào các buổi tối quây quần bên gia đình và bạn bè.


    Merchants & Marauders kể về cuộc đời của một thương gia nổi tiếng hay một tên hải tặc đáng sợ ở vùng biển Caribbean trong suốt thời đại vàng son của cướp biển. Game kể câu chuyện của những con người tìm kiếm vận may thông qua buôn bán, săn tin đồn, thực hiện nhiệm vụ, và tất nhiên là cả cướp bóc. Và họ không thể thực hiện được những chiến tích lừng danh nếu thiếu một con tàu dũng mãnh với hàng tá khẩu pháo sẵn sàng nã những làn đạn chết người, và một nhóm thủy thủ trung thành, sẵn sàng hy sinh vì đồng đội. Thuyền trưởng anh hùng nào sẽ đạt được vinh quang, giàu có, danh tiếng lẫy lừng và ai sẽ phải bỏ xác dưới đáy biển sâu thăm thẳm, hãy đến với Merchants & Marauders để trải nghiệm tất cả những điều đó.


    Trong Merchants và Marauders, người chơi sẽ vào vai thuyền trưởng của một con tàu *nhỏ* ở vùng Caribbean. Nhiệm vụ của người chơi là kiếm điểm danh vọng (cướp biển cũng cần phải có tiếng tăm) từ việc hoàn thành những chiến tích để đời (thông qua hoàn thành nhiệm vụ khó khăn hoặc giải mã tin đồn), nghiền nát kẻ thù không đội trời chung (thông qua việc đánh bại các đối thủ và NPC trong chiến đấu), tích lũy vàng bạc châu báu, thực hiện một phi vụ cướp bóc hoặc buôn bán hoành tráng và nâng cấp chiến thuyền của mình. Trong khi điểm thu được từ việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau là vĩnh viễn, điểm từ tích lũy vàng có thể bị cướp hoặc mất nếu thuyền trưởng bị chết. Tuy nhiên đây cũng chính là yếu tố bất ngờ của trò chơi. Người chơi đầu tiên tích lũy được 10 điểm danh vọng chiến thắng game.

     

    Câu hỏi lớn nhất đối với người chơi là phải lựa chọn giữa con đường chính đạo (thương nhân) đầy gian nan hay tà đạo (hải tặc) nhiều rủ ro. Hải tặc luôn bị săn đuổi bởi các tàu hải quân các nước hay bởi chính những người chơi khác đơn giản vì tiền thưởng truy nã quá hậu hĩnh đồng thời gặp nhiều khó khăn trong việc tuồn hàng. Tuy nhiên, lợi ích từ việc cướp bóc đem lại quá ngon lành và ngoài ra bạn lại còn được đóng vai kẻ xấu nữa (khà khà). Trong khi đó, các thương nhân cũng lo lắng khi bị săn đuổi bởi những tên cướp biển và thường phải hy sinh khả năng chiến đấu của tàu để chứa hàng hóa. Bù lại, họ thường được bảo kê bởi những tàu chiến cỡ bự bao gồm cả Man o’ War đủ để hù mấy tên cướp biển cong đuôi chạy.

    Nguồn: BoardgameHub - cám ơn BoardgameHub đã dành thời gian để có được bài Review này :)

    Xem thêm

  • Cùng 7 Wonders làm nên lịch sử các nền văn minh cổ đại

    Posted on by Thảo Hồ Phương

    7 Wonders boardgame chiến thuật hấp dẫn dành cho 2 đến 7 người mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm của games thủ.


    Một chút tính toán suy nghĩ hòa trộn với một chút tương tác (có những tình huống phải cố gắng thuyết phục tên hàng xóm để hắn đừng lấy lá quân sự hay chặn tài nguyên không cho hắn hoàn thành được kỳ quan) pha thêm một chút bất ngờ và may mắn đã tạo nên một 7 Wonders rất đậm đà và bắt mắt. Luật chơi khá dễ để nắm bắt nhưng đòi hỏi sự đầu tư để có thể lão luyện nên game thích hợp với tất cả các đối tượng, từ những người mới chơi hay dân ghiền muốn có một trò xả stress sau những giờ căng thẳng. Số lượng người chơi 7 Wonders trên BGG đứng đầu trong 4 năm liên tiếp đã chứng minh cho sức hút không thể chối cãi của boardgame này. Bạn sẽ không muốn bỏ quan cơ hội được làm nên lịch sử với 7 nền văn minh cổ đại đâu!


    Mô tả game: Người chơi vào vai lãnh đạo của một trong 7 thành phố lớn của thế giới cổ đại. Nhiệm vụ của người lãnh đạo bao gồm tập trung nguồn lực, phát triển các tuyến thương mại, và khẳng định uy quyền tối cao quân đội. Liệu bạn có thể phát triển được một thành phố thịnh vượng và dựng lên kỳ quan kiến trúc trường tồn mãi theo thời gian.
    Người chơi sẽ trải qua 3 thời kỳ phát triển trong 7 Wonders. Trong mỗi thời đại, bạn nhận được bảy thẻ bài, chọn một thẻ phù hợp nhất, sau đó chuyển phần còn lại cho người kế bên. Sau đó, mọi người tiết lộ thẻ đồng thời, trả tiền nếu cần thiết hoặc thu thập tài nguyên hay tương tác với người chơi khác bằng nhiều cách khác nhau. (Mỗi người chơi sở hữu một kỳ quan với năng lực đặc biệt khác nhau, mỗi kỳ quan có 2 mặt để lựa chọn). Mỗi người sau đó chọn một thẻ từ xấp thẻ bài được chuyển qua, và quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi người chơi sở hữu 6 thẻ bải của mỗi thời kỳ. Trò chơi kết thúc sau 3 thời kỳ.
    Bản chất 7 Wonders là một game thu thập thẻ bài. Một số thẻ có tác dụng ngay lập tức, trong khi số khác cung cấp tiền thưởng hoặc nâng cấp sau này trong game. Một số thẻ có thể được sở hữu miễn phí theo combo. Một số cung cấp sức mạnh quân sự để chế ngự các nước láng giềng của bạn và số còn lại chỉ cho điểm chiến thắng ở cuối game. Những thẻ được lựa chọn được lật mở trước mặt mỗi người chơi, do đó bạn sẽ biết được tên hàng xóm của bạn đang làm gì và cách lựa chọn của bạn sẽ thể ảnh hưởng thế nào đến cục diện trận đấu. Thẻ bài được chuyển qua cả 2 bên trái, phải trong 3 thời kỳ, vì vậy bạn cần phải để ý cả 2 người hàng xóm ở 2 bên.

    Nguồn: BoardgameHub - cám ơn BoardgameHub đã dành thời gian để có được bài Review này :)


    Xem thêm

  • Trở thành cao bồi miền Tây với Bang! The Dice Game

    Posted on by Thảo Hồ Phương


    Vẫn giữa cho mình bối cảnh miền Tây hoang dã, Bang! The Dice Game sử dụng cách chơi cơ bản của game Bang! truyền thống nhưng nhưng có một chút khác hơn bằng việc sử dụng xúc xắc thay cho thẻ bài. 
    Nhà sản xuất game dV GIOCHI chỉ mới giới thiệu Bang! The Dice Game vào năm 2013 và hiện đã đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng game giải trí nhóm của các cộng đồng boardgame trên thế giới.


    Tổng quan
    Để bắt đầu game, mỗi người chơi được chia 1 lá bài vai trò và 1 lá nhân vật. Với từng vai trò, mỗi người chơi sẽ có điều kiện thắng game khác nhau:
    Sheriff: Tiêu diệt tất cả phe ngoài vòng pháp luật và phe nổi loạn
    Ngoài vòng pháp luật (outlaw): Tiêu diệt sheriff
    Phe nổi loạn: Tiêu diệt tất cả những người chơi khác
    Và từng nhân vật sẽ có từng kỹ năng riêng để hỗ trợ người chơi đi đến chiến thắng.


    Cách chơi
    Mỗi lượt, người chơi sẽ có 5 xúc xắc và 3 lần đổ. Giữa mỗi lần đổ, người chơi được lựa chọn đổ lại (hoặc không) hầu hết các xúc xắc của mình nhưng phải giữ tất cả các kết quả của lần đổ thứ 3. 6 mặt của xúc xắc bao gồm:
    Súng máy (gatling gun): Bắn tất cả các người chơi khác (cần 3 xúc xắc cùng kết quả này)
    Số 1 hoặc số 2: Bắn 1 người chơi khác ở khoảng cách 1 hoặc 2
    Bia: Hồi 1 máu
    Bom: Không được đổ lại xúc xắc này và sẽ bị mất lượt nếu đổ ra 3 bom
    Mũi tên: Ngay lập tức phải lấy 1 tên của thổ dân và khi hết trên bàn hết tên thì tất cả người chơi đang giữ tên sẽ phải trả lại tên, đồng thời mất số máu tương ứng số tên.
    Tất cả người chơi lần lượt đổ xúc xắc cho đến khi có phe chiến thắng.
    Thiết kế
    Hộp game nhỏ gọn với các thẻ bài thiết kế đơn giản. Điều làm Bang! The Dice Game nổi bật là 5 cục xúc xắc với 6 mặt có 6 biểu tượng riêng biệt. Cảm giác cầm xúc xắc của game khá sướng vì xúc xắc nặng tay và chất liệu tốt.
    Đối với 1 party game, Bang! The Dice Game hoàn toàn đạt đầy đủ các yêu cầu: Game dễ chơi, dễ chỉ người mới, gameplay nhanh nhưng vẫn rất vui. Người viết chuyên dùng Bang! Dice cho các nhóm mới biết đến board game. Bang! Dice thậm chí cũng thích hợp cho việc vừa uống bia vừa chơi. Bạn có thể đưa những luật khá bựa như cứ đổ ra bia là phải uống 1 ly…
    Trong game vẫn có sự tương tác vừa đủ giữa các người chơi. Bạn sẽ luôn phải tự hỏi ai là người phe mình, ai là giả? Nên tin ai và không nên tin ai? Từ đó tạo ra không khí nghi ngờ theo cách nhẹ nhàng và vui vẻ của 1 game giải trí nhóm (party game).

    Nguồn: BoardgameHub - cám ơn BoardgameHub đã dành thời gian để có được bài Review này :)

    Xem thêm

  • Trải nghiệm cùng trò Risk

    Posted on by BGV Company

    Risk  còn có tên trong vòng nguy hiểm là một trò chơi boardgame chiến thuật rất hấp dẫn, game đã giành được rât nhiều các giải thưởng uy tín trên thế giới.

    TỔNG QUAN

    Bạn là một trong 6 vị tướng (General) chịu trách nhiệm thống trị Thế giới. Tham gia vào trò chơi bạn sẽ phải chuẩn bị quân đội, chiếm lãnh thổ, chống lại hoặc xâm lược các cuộc tấn công/ vùng đất của người khác. Lượt chơi của trò chơi dựa trên việc gieo xúc sắc (xí ngầu).

    THIẾT LẬP TRÒ CHƠI



    – Mỗi người chơi được quy định bằng một mầu sắc đại diện cho quân đội và các quy ước khác. Quân đội được quy ước giá trị như sau (giá trị là đơn vị quân đội)

    Infantry / Bộ binh = 1

    Cavalry / Kỵ binh = 5

    Cannons / Pháo = 10

    – Mỗi người chơi chọn ra một số lượng cụ thể quân đội (trong tổng số mình có) để triển khai đến các khu vực trên bản đồ (Board). Tổng số lượng quân đội mỗi người chơi sở hữu phụ thuộc vào số lượng người chơi tham gia trò chơi

    2 Người chơi = 40

    3 người chơi = 35 (vd:  1 người có thể chọn 1 Pháo + 3 Kỵ binh + 10 Bộ bình = 10 + 3 x 5 + 10 x 1 = 35)

    4 người chơi = 30

    5 người chơi = 25

    6 người chơi = 20

    – Tiếp theo mỗi người chơi sẽ lần lượt gieo xúc sắc, ai có điểm số cao nhất sẽ là người bắt đầu chơi. Người chơi đầu tiên sẽ bắt đầu đặt Quân đội của mình lên các vùng đất trống (Board) để xác nhận quyền sở hữu. Người chơi sau cũng làm như vậy cho đến khi toàn bộ 42 vùng đất trống được phân chia cho các người chơi. Khi tất cả các vùng đất đều đã có chủ, người chơi tiếp tục đặt thêm quân đội vào một trong các vùng này để củng cố phòng thủ cho nó.

    Chú ý

    - Ở giai đoạn này, khi một người đã nhận lãnh thổ trống (ví dụ Board 15) thì người chơi sau không được quyền nhận Board 15 nữa mà phải nhận một Board trống bất kì khác.

    - Sau khi nhận hết các Board trống người chơi mới được tiếp tục đặt đơn vị lính thứ 2 của mình vào ô đó chứ không được đặt thêm vào khi vẫn còn Board trống.

    – Sau khi chọn xong các Board cho mình, người chơi bắt đầu xáo trộn đều các quân bài Risk và đặt úp xuống. Lưu ý các quân bài nhiệm vụ (Mission) được sử dụng cho chế độ chơi đặc biệt nên người chơi có thể tách để riêng ra và chỉ sử dụng các quân bài Risk để chơi bình thường.

    Hướng dẫn chơi boardgame Risk

    – Mỗi lượt chơi (Turn) gồm 3 phần: Đặt quân đội (1), Tấn công (2), và một Di chuyển tự do (3) vào cuối lượt.

    Đặt quân đội (1): Khi đến lượt của bạn, hãy đếm tổng số Board mà bạn sở hữu và chia cho 3. Kết quả lấy theo số nguyên (làm tròn) chính là số lượng quân đội bổ sung mà bạn sẽ nhận được. Nếu tổng số Board nhỏ hơn 3 thì bạn sẽ mặc định nhận được 3 quân đội thay thế.

    Thêm giá trị của bất kỳ châu lục nào (Á, Âu, Mỹ, Đại Dương, Phi) mà bạn hoàn toàn kiểm soát, và bài tiền thưởng nếu bạn cần hoặc muốn thêm chúng vào tổng số quân đội bổ sung này để cung cấp cho bạn số lượng quân đội mà bạn mong muốn. (quân đội này chỉ được đặt vào Board của bạn khi bạn có lượt – không có nghĩa nhận được quân đội là được đặt hết vào Board).

    + Điểm thưởng Board tính như sau:

    11 Board hoặc ít hơn = 3 quân đội

    12 Board hoặc ít hơn = 4 quân đội

    15 Board hoặc ít hơn = 5 quân đội

    18 Board hoặc ít hơn = 6 quân đội …

    + Bài tiền thưởng chỉ có thể được được dùng vào đầu lượt đi của bạn. Bộ bao gồm một trong các loại thẻ (Bộ binh, Kỵ binh, Pháo) hoặc ba quân đội cùng một loại. Quân bài hoang dã (Wild) có thể được sử dụng để tạo thành nhiều lượt chọn (Bộ binh, Kỵ binh, Pháo). Nếu bạn sở hữu một Board được hiển thị trên quân bài bạn có, bạn sẽ nhận được ngay 02 Bộ binh tự dọ trên Board đó.

    – Thiết lập giá trị này dựa trên số lượng các quân bài đã được sử dụng trong trò chơi:

    First set – 4

    Second set – 6

    Third set – 8

    Fourth set – 10

    Fifth set – 12

    Sixth set – 14

    – Sau lần thiết lập thứ 6, mỗi bộ sau đó thêm giá trị = bộ trước +5 (như vậy lần thiết lập thứ 7 sẽ là 14 + 5 = 19)

    – Sau khi đặt quân đội vào các Board, bạn có thể tuyên bố Tấn công (2). Bạn chỉ có thể tấn công một vùng Board tiếp giáp với bạn, nơi mà bạn có quân đội đặt trong Board đó có số lượng từ 2 trở lên. Nếu chỉ có 1 bạn chỉ có thể bảo vệ Board đó mà không thể phát lệnh tấn công.

    – Lãnh thổ của bạn có 5 quân đội và đối phương có 3. Bạn chỉ có thể tấn công với 4 quân đội, quân đội thứ 5 phải để lại phòng thủ Board của bạn (tối thiểu Board sỏ hữu phải có 1 quân đội). Bạn phải thông báo để 4 quân đội tấn công bằng một lượt duy nhất. Và nếu bạn giành chiến thắng thì bạn phải chuyển toàn bộ số quân đội mà bạn tuyên bố tấn công (ở đây là 4) sang Board chiếm được, như vậy Board cũ sẽ còn 1 quân đội và Board mới chiếm được sẽ có 4 quân đội.

    – Trong lượt của bạn, bạn có thể tấn công nhiều lần trong nhiều vòng chơi. Sau khi bạn thực hiện tuyên bố tấn công, nếu bạn chinh phục thành công một Board, bạn có thể rút ra một Risk card. Mỗi lượt bạn chỉ có thể rút 1 quân bài này.




    CÁCH CHIẾN ĐẤU

    – Bên phòng thủ sử dụng 3 xúc sắc mầu trắng để chống lại 3 xúc sắc mầu đỏ của Bên tấn công. Bên tấn công đưa lên 3 quân đội sử dụng để tấn công  với mỗi quân đại diện bởi một xúc sắc. Bên phòng thủ sử dụng 2 xúc sắc nếu họ có 2 hoặc nhiều quân đội, và 1 xúc sắc khi chỉ có 1 quân đội.

    – Bên tấn công giao xúc sắc trước, Bên phòng thủ gieo sau. Mỗi lượt gieo mỗi bên chọn 2 cây xúc sắc có điểm số cao nhất phân cặp để so sánh với nhau, bên nào có điểm số thấp hơn thì sẽ bị mất một quân đội. Cuối cùng bên nào hết quân đội trước sẽ là bên chiến thắng – hoặc bên tấn công phải rút quân, hoặc bên phòng thủ bị đánh bại và mất Board.

    VÍ DỤ VỀ CÁCH TÍNH ĐIỂM

    – Bên tấn công gieo được 3 – 2 – 5, Bên phòng thủ gieo được 2 – 5. Kết quả 5 so với 5 và 3 so với 2. Mỗi bên mất 1 quân đội

    – Bên tấn công gieo được 4 – 6 – 5, Bên phòng thủ gieo được 5 – 4. Kết quả 6 so với 5 và 5 so với 4. Bên phòng thủ mất 2 quân đội

    – Bên tấn công gieo được 3 – 3 – 5, Bên phòng thủ gieo được 6 – 3. Kết quả 5 so với 6 và 3 so với 3. Bên tấn công mất 2 quân đội

    – Ở cuối lượt đi của bạn (Turn), bạn có thể Di chuyển tự do (3) tăng cường cho một lãnh thổ mà bạn sở hữu bằng cách di chuyển quân đội từ Board nọ sang Board kia miễn là đảm bảo ở mỗi Board có ít nhất 1 quân đội.

     LOẠI BỎ

    – Nếu một đối thủ loại bỏ bạn bằng cách tham gia lãnh thổ cuối cùng của bạn thì bạn phải mất tất cả quân bài Risk Card cho người chơi đó. Nếu người chơi đó giữ hơn 6 quân bài Risk Card thì người chơi đó ngay lập tức phải dùng Risk Card cho đến khi họ chỉ còn giữ ít hơn 4 quân bài, rồi mới được tiếp tục Tấn công (2).

    – Người chiến thắng trong trò chơi Boardgame Risk là người chinh phục được toàn bộ 42 Board.

    HƯỚNG DẪN CHƠI BOARDGAME RISK (2 người)

    – Sử dụng một quân đôi thứ 3 để thiết lập đội quân “trung lập” (dạng như Boss trên map ấy). Mỗi người chơi chọn 40 Bộ binh cho mình và 40 Bộ binh cho phe Trung lập.

    – Bỏ 2 quân bài Wild card từ chồng bài Risk Card (và quân bài nhiệm vụ). Trộn đều các quân bài và chia thành 3 phần cho mỗi người 1 phần và “Trung lập” một phần.

    – Mỗi người chơi đặt 1 quân đội của mình trên 14 Board chọn, quân đội Trung lập cũng vậy. Sau đó người chơi tiếp tục đặt thêm quân đội để cung cố các Board của mình, quân đội Trung lập cũng vậy.

    – Sau khi hoàn thành, đưa 2 quân bài Wild card vào trong xấp bài và tráo đều lên rồi chơi như bình thường. Đối với quân đội trung lập sẽ không có quân tiếp viện hỗ trợ. Trường hợp bị người chơi Tấn công (2) thì đối thủ sẽ là người đổ hộ Xúc sắc. (vì thế nên phe Trung lập chỉ có phòng thủ chứ không bao giờ Tấn công)

    CÁCH CHƠI CAPITAL RISK

    – Trong cách chơi này, người chơi tự chọn một Board bất kì và quy ước làm Capital – Thủ đô bên cạnh các Board khác (tự chọn chứ không dùng bài Risk để chọn)

    – Sau cùng, chỉ cần chiếm được hết các Capital của những người chơi khác thì sẽ là người thắng cuộc.

    – Trong cách chơi này, khi người chơi để mất Capital thì mặc nhiên sẽ bị thua cuộc, các Board khác đang sở hữu sẽ trở thành “Trung lập”.

    CÁCH CHƠI SECRET MISSION RISK (3 đến 6 người)

    – Vùng lãnh thổ được chọn bằng cách dùng quân bài Risk sau khi đã loại bỏ các cây bài Wild từ đầu. Mỗi quân bài Risk đại diện cho một vùng lãnh thổ (Board), và người chơi tự sắp xếp quân đội theo từng vùng lãnh thổ của họ theo luật chơi chung của trò chơi. Quân bài nhiệm vụ (Mission Card) được trao cho một người bất kì được gọi là General. Người chơi General có nhiệm vụ kiểm tra lại các quân bài Mission Card và loại bỏ những quân bài không liên quan đến trò chơi (do thiếu người chơi), sắp xếp lại, trộn đều và đặt úp xuống. Những người khác tham gia trò chơi phải hoàn thành các nhiệm vụ bí mật này, ai là người hoàn thành trước sẽ là người chiến thắng. (tất nhiên là với điều kiện còn sở hữu ít nhất một Board để làm chỗ trú chân rồi).

    Xem thêm

  • Twilight Imperium 3 Đại chiến giữa các vì sao

    Posted on by BGV Company


    Twilight Imperium 3 là tựa board game đình đám xuất bản từ 1997 và được thiết kế lại vào năm 2007, phiên bản thứ 3. Với việc thiết kế lại, TI3 đã trở thành 1 board game “đỉnh” trong dòng game chiến thuật, giao thương, chính trị và chiến tranh không gian. Boardgame HUB sẽ cùng các bạn đánh giá tổng thể TI3 để hiểu tại sao nó được gọi là “đỉnh”?

    Tổng quan



    Trong Twilight Imperium 3, mỗi người chơi lãnh đạo 1 dân tộc trong vũ trụ để tranh dành ngôi vua (Imperial Throne), đưa dân tộc mình lên vị trí quyền lực nhất toàn vũ trụ. Theo đó, người chơi sẽ phải tìm cách cân đối các nguồn lực, tài nguyên của mình nhằm phát triển quân sự, phát triển kinh tế, phát triển ngoại giao hay phát triển công nghệ… nhằm đạt được mục tiêu của mình.

    Twilight Imperium 3 tạo ra môi trường tương tác mở cho các người chơi. Người chơi được tự do lựa chọn cách thực hiện mục tiêu, bằng sức mạnh kinh tế, bằng sức mạnh quân sự hay gây chiến tranh, bằng chính trị hay tạo đồng minh, … Người chơi sẽ được vận dụng hết tất cả các kĩ năng của mình để kiểm soát tất cả các yếu tố đang xảy ra trên bản đồ và giữa các người chơi. Liệu đồng minh hiện tại của bạn có giữ lời hứa hay sẽ phá vỡ liên minh khi thời điểm đến có lợi cho họ? Liệu dân tộc “hàng xóm” có hiếu chiến và động binh? Liệu đối phương sẽ lơ là để bạn có thể tiến đánh 1 mục tiêu quan trọng nào đó?…

    Mỗi game Twilight Imperium 3 sẽ là 1 bản đồ mới, các dân tộc khác nhau, các nhiệm vụ khác nhau. Twilight Imperium 3 có giá trị chơi lại cao. Với mỗi game Twilight Imperium 3, bạn sẽ có 1 trải nghiệm mới hoàn toàn khác.

    Cốt truyện

    Đây chính là điểm mà Twilight Imperium 3 được đánh giá cao. Khi chơi Twilight Imperium 3, bạn sẽ được chìm vào 1 thế giới tưởng tượng rộng lớn với cốt truyện đầy đủ và sâu sắc. Từ việc tại sao vũ trụ trở nên hỗn loạn, đến việc dân tộc lãnh đạo Lazax suy vong ra sao, bạn sẽ từ từ được khám phá. Mỗi dân tộc trong Twilight Imperium 3 đều có 1 lịch sử riêng, 1 văn hóa rất riêng.


    Thiết kế

    Ngoài cốt truyện và cách chơi đặc biệt, Twilight Imperium 3 còn được thiết kế siêu đẹp với hộp đựng game lớn ngoài sức tưởng tượng (61cm x 30.5cm x 10.2 cm, nặng 3.36 kg) – nỗi ác mộng cho các nhà vận chuyển (shipping). Với gần 350 phi thuyền và lính thiết kế bằng nhựa và hơn 400 thẻ bài (thẻ hành động – action cards, thẻ chính trị – politic cards, thẻ công nghệ – tech cards, …), Twilight Imperium 3 là 1 công trình nghệ thuật vô cùng chi tiết thể hiện được thế giới vũ trụ rộng lớn của game.

    Cách chơi




    Mỗi người chơi sẽ được chọn hoặc chia bất kỳ 1 dân tộc và nhận nhiệm vụ bí mật (secret objective). 18 dân tộc trong Twilight Imperium 3 có cốt truyện riêng, có các kĩ năng đặc biệt riêng, có công nghệ đặc trưng riêng, có kĩ năng quân sự riêng, phi thuyền đặc trưng riêng; từ đó bạn sẽ phải có các chiến thuật phù hợp với dân tộc mà mình được chọn. Các người chơi sẽ đấu trí với nhau để thực hiện các nhiệm vụ công khai (public objective) và nhiệm vụ bí mật của mình. Các nhiệm vụ công khai thường dễ làm nhưng ít điểm. Nhiệm vụ bí mật thường sẽ khó thực hiện và mang tính quyết định thắng hay thua của bạn trong 1 game. Người chơi có 10 điểm trước hoặc người chơi có nhiều điểm nhất khi game kết thúc sẽ chiến thắng.

    Game Twilight Imperium 3 thường diễn ra từ 7 – 10 lượt, trong đó mỗi người chơi khởi đầu bằng cách lựa chọn các thẻ bài chiến lược (strategy card) cho lượt đó. Các thẻ bài này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chiến thuật của bạn trong lượt đi. Trong lượt hành động, lần lượt các người chơi sẽ sử dụng các thẻ lệnh (command counters) để điều quân đội, xây dựng, chiếm đóng các hành tinh, gây chiến … nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ, tìm kiếm thêm tài nguyên, xây dựng thêm phi thuyền, quân đội, phát triển công nghệ và từ đó thực hiện các nhiệm vụ.

    Người chơi cũng có thể thành lập các liên minh (tạm thời), các hợp đồng giao thương, đưa ra các lời hứa hoặc mua chuộc nhau bằng hàng hóa (trade goods). Tuy nhiên, mọi lời hứa trong Twilight Imperium 3 đều không thực sự ràng buộc, bạn có thể phá bỏ lời hứa bất cứ lúc nào. Tim bạn sẽ ngừng đập khi bạn đưa quân vào không phận của đứa bạn thân của bạn, trong khi 2 người đang có hứa hẹn liên minh với nhau. Và bạn không có lựa chọn nào khác vì bạn phải chiếm nhà của đối phương thì mới đạt được điểm của nhiệm vụ bí mật!

    Hãy cùng thử sức với Twilight Imperium 3 nhé !

    Nguồn: BoardgameHub - cám ơn BoardgameHub đã dành thời gian để có được bài Review này :)

    Xem thêm

  • Nào cùng chơi bài No thanks!

    Posted on by BGV Company

    No Thanks!  là một trò cho 3 đến 5 người chơi được thiết kế bởi Thorsten Gimmler. Ban đầu được gọi Geschenkt (như một món quà  trong tiếng  Đức ) và phát hành bởi Amigo Spiele vào năm 2004, nó đã được dịch sang tiếng Anh bởi Z-Man Games .


     


    Hướng dẫn chơi bài No Thanks !

    Có 33 card từ số 3 đến số 35 và 55 Chip. Trò chơi này đặt người chơi vào thế phải quyết định là chọn lựa lấy lá bài số hoặc từ chối lá bài đó & bị mất 1 chip cho lá bài đó. Và chuyển việc quyết định này qua cho người tiếp theo. Nếu chấp nhận lấy 1 lá bài số nào, bạn sẽ bị âm tương ứng với số nằm trên lá bài đó.

    Luật chơi:

     -Chia cho mỗi người 11 chip.

    - Xào đều chồng bài lên, bỏ đi 9 thẻ bất kì. Úp chồng bài 24 thẻ còn lại ở giữa bàn.

    - Người chơi đầu tiên sẽ bốc 1 lá bài trên cùng & để ngửa ra trên bàn.

    - Người đó sẽ quyết định lấy hay không lấy lá bài đó. Nếu lấy lá bài anh ta được tính điểm là âm điểm của số trên lá bài. Người tiếp theo sẽ lật lá bài trên cùng của chồng bài

    VD: thẻ mang số “15” có nghĩa là bạn bị âm 15 điểm.

    Nếu người chơi quyết định không lấy lá bài thì anh ta sẽ bị mất 1 chip, và chuyển lá bài cùng chip của mình cho người tiếp theo

    - Người tiếp theo cũng làm trình tự như trên, hoặc anh ta lấy lá bài cùng chip của người đầu tiên, hoặc phải bỏ ra 1 chip của mình để từ chối lá bài đó. Và lại chuyển tiếp cho người tiếp theo, lúc này lá bài & 2 chip sẽ chuyển tiếp cho người tiếp theo.

    - Vòng choi cứ thế tiếp tục cho đến khi có người chấp nhận lấy lá bài cùng những con chip.

    - Nếu có người chấp nhận lá bài cùng những con chip, thì anh ta sẽ lật tiếp lá bài trên cùng của chồng bài & lập lại quy trình như trên.

    Cách tính điểm:




    Với mỗi card đơn mà người chơi lấy về mình, thì sẽ được tính lá âm điểm của số in trên thẻ.

    VD: nếu bạn có 1 thẻ số 15. 1 thẻ số 9, 1 thẻ số 29 điểm, thì số điểm của bạn sẽ được tính như sau:

    Điểm tổng cộng = (-15) + (-9) + (-29) = (-53)

    Với chuỗi những thẻ mang số liên tiếp thì chỉ tính điểm âm cho số nhỏ nhất của chuỗi đó.

    VD: với 1 người có thẻ số 8,9,10,11. Thì anh ta sẽ được tính là (-8 điểm) cho cả 4 thẻ.

    Vì vậy nếu bạn lấy được những thẻ thuộc 1 chuỗi số lien tiếp thì sẽ có lợi hơn so với thẻ có những số rời rạc.

    VD: Hoa có trong tay 1 thẻ số 13, 1 thẻ 15, 1 thẻ 16 thì điểm của bạn Hoa sẽ được tính như sau:

    Tổng điểm: (-13) + (-15) = (-28)

    Nếu bạn Hoa có thêm được thẻ số 14, thì tổng điểm của bạn Hoa là (-13), vì bạn Hoa đã tạo được 1 chuỗi liên tiếp, từ 13 đến 16.

    Kết thúc:

    Đến khi tất cả các lá bài úp đều có người lấy thì trò chơi kết thúc.

    Mọi người tổng kết điểm theo phương pháp tính như trên. Ngoài ra người chơi còn phải cộng dồn số chip của mình vào tổng số điểm bằng cách tính như sau:

    Mỗi một chip được tính là 1 điểm dương, vì vậy tích lũy nhiều chip cũng là cách làm giảm số điểm âm của người chơi.

    VD: Hoa có tổng điểm sau khi cộng điểm của các lá bài lại là (-35), & tổng số chip là 12.

    Tổng điểm cuối kỳ: (-35) + 12 = (-23)

    Người thắng cuộc là người có ít điểm âm nhất

    Chúc các bạn chơi vui vẽ !

    Xem thêm

  • Cùng nhau trải nghiệm cờ Othello

    Posted on by BGV Company

    Cờ Othello hay còn gọi là Reversi là một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi. Bàn cờ được chia lưới ô vuông 8x8 còn những quân cờ có hình dạng giống đồng xu có hai mặt màu nhạt và sẫm (có thể là màu trắng hoặc đen).



    1.Tìm hiểu sơ về lịch sử hình thành cờ Othello. 

    Có hai giả thuyết để giải thích nguồn gốc của trò chơi này. Vào thế kỷ 19, một người vô danh đã tạo ra trò chơi này và sau đó được Ravensburger (Đức) một nhà sản xuất trò chơi ra mắt vào năm 1898.

    Về quy tắc trò chơi được thế giới thống nhất  bắt nguồn từ xứ anh đào Nhật Bản. Thập kỷ 70 trò chơi mang tên là Othello. 

    2.Cách chơi cờ Othello

    Mỗi mặt của quân cờ đại diện cho một bên chơi. Ta có thể gọi cờ hai bên là đen và trắng, nhưng cũng có thể gọi là sấp và ngửa, bởi vì mỗi quân cờ có 2 mặt riêng biệt.

    Trước kia, cờ Othello không quy định vị trí đặt quân cờ đầu tiên. Sau đó, nó đã chấp nhận luật chơi mới với điều khoản là phải có 4 điểm đặt đầu tiên vào vị trí 4 hình vuông ở trung tâm bàn cờ, hai quân sẫm và hai quân nhạt. Quân màu sẫm được đi đầu tiên.

    Quân màu sẫm cần phải được đặt ở vị trí tồn tại ít nhất một hàng ngang hoặc dọc, hoặc chéo giữa quân mới và quân cũ và ở giữa hai quân này có một hay nhiều quân nhạt. Trong hình dưới, quân sẫm có thể được đặt ở những vị trí gợi ý. 


    Sau khi đặt một quân, quân sẫm sẽ lật tất cả những quân nhạt nằm trên đường dóng giữa quân sẫm mới được đi và quân sẫm cũ. Những quân sáng màu đó bây giờ trở thành màu sẫm và quân sẫm có thể sử dụng chúng trong lượt đi tiếp theo, trừ phi quân nhạt lại lật chúng lại trong một nước đi nào đó.

    Nếu quân sẫm quyết định đi ở vị trí d6 (theo hình dưới), một quân nhạt sẽ bị lật mặt và bàn cờ bây giờ có dạng như hình dưới đây.

    Bây giờ đến lượt quân nhạt đi cũng nước tương tự như vậy để tìm cơ hội lật mặt quân sẫm. Các khả năng có thể như sau:



    Quân nhạt đi vào c4 và lật được một quân sẫm:



    Người chơi thay phiên nhau lần lượt đi quân. Nếu một bên không đi được tiếp thì sẽ tiếp tục đến lượt người kia cho đến khi cả hai bên đều không đi được nước nào nữa. Điều này xảy ra khi các ô cờ đã kín hết quân hay khi một bên chơi không còn quân nào trên bàn cờ. Người chơi có nhiều quân trên bàn cờ hơn là người thắng cuộc. 



    Một điều khác giữa Reversi và cờ Othello về ciệc sử dụng quân. Ở Reversi mỗi người chơi được chia đều 32 quân từ lúc bắt đầu và chỉ được đi 32 quân đó (bao gồm cả hai quân trên bàn cờ lúc bắt đầu chơi) cho đến khi không còn quân nào đi được nữa. Họ không được sử dụng quân cờ của đối thủ. Ở cờ Othello tất cả quân cờ đều thuộc sở hữu chung của hai người chơi; các quân cờ được để chung trong một hộp, hai bên đều có cơ hội dùng quân ngang nhau.

    3.Chiến thuật

    Các quân cờ thay đổi màu rất nhanh, dễ dàng và thường xuyên, do vậy, đó là một ưu điểm nhưng cũng có thể là nhược điểm nếu cố gắng có được nhiều quân từ lúc bắt đầu. Chiếm góc, cạnh, mobility, parity, tàn cuộc và dự đoán trước mọi việc là chìa khóa của thành công trong cờ Othello.

    Chiếm góc:

    Nếu có một quân đã được đặt tại góc thì quân đó sẽ không bị đổi cho đến hết trận cờ. Do đó, người chơi có thể sử dụng quân cờ tại góc để chốt giữ nhóm quân cùng với cạnh ngay sát nó làm thành một hệ thống chắc chắn. Do vậy việc chiếm giữ góc là một chiến lược có hiệu quả khi có cơ hội đến. Nói chung, một quân cờ được ổn định khi nó được nằm trong 4 hướng ranh giới, trong một hàng đã kín các quân, trong đó có các quân cùng màu nằm cạnh liên tiếp và bị chặn hai đầu bởi quân màu khác.

    Mobility:

    Một người chơi có chiến thuật sẽ không dễ dàng từ bỏ việc chiếm góc hay bất kỳ nước đi tốt nào. Do vậy, để đoạt được những nước đi tốt này bạn cần phải ép đối thủ đi những nước từ bỏ cách đi tốt đó. Cách tốt nhất để làm việc đó là làm giảm số lượng nước đi có thể cho đối thủ của bạn. Nếu bạn nhất định tìm cách hạn chế số nước đi hợp lý của đối thủ thì sớm hay muộn họ sẽ phải đi nước đi mà họ không mong muốn. Một ví trí cần thực hiện được đó là tất cả các quân của bạn đứng cạnh nhau, bao vây xung quanh là quân của đối thủ. Với vị trí như vậy, bạn có thể đọc ra được các nước đi của đối thủ

    Tại biên:

    Các quân cờ được đặt ở phía biên bàn cờ dường như chắc chắn (bởi vì chúng không bị lật mặt dễ dàng) . Bốn ô vuông ở mỗi góc bàn cờ được gọi là X-vuông. Lúc bắt đầu hay giữa ván cờ, nếu các ô đó được chiếm giữ, sẽ đảm bảo chắc chắn cho việc sở hữu chúng.

    Đoán trước:

    Như trong bất kỳ chiến thuật nào của cờ vua hay checkers, người chơi không nên chỉ xem xét về thế cờ hiện tại. Đối với mỗi nước đi, bạn cần phải cân nhắc các diễn biến có thể có từ phía đối thủ, sau đó là khả năng phản ứng lại của bạn với các nước đi đó và tiếp theo nữa là như thế nào. Tình thế hiện tại cũng có thể không liên quan đến các nước đi sau. Do vậy, khi phân tích các khả năng đi, chiếm góc hoặc bất cứ khả năng nào khác, bạn nên xem xét cách tốt nhất để thực hiện chiến lược trong một thời gian dài hơn là chỉ quan tâm đến nước đi hiện tại.





    Xem thêm

  • Những lợi ích tuyệt vời của boardgame đối với sự phát triển của trẻ

    Posted on by BGV Company

    Đọc thêm: Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ (tiếp theo) 

    Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển những trò chơi trực tuyến online dần làm xói mòn giới trẻ với nhiều tác động xấu đến sự tư duy phát triển của trẻ. B
    oardgame trở lại đáp ứng nhu cầu vận động vui chơi chính đáng, giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng trí tưởng tượng và óc sáng tạo không giới hạn.

    1. Sự tập trung cao độ và khả năng ghi nhận tình huống: 


    Trước 3 tuổi, trẻ chủ yếu chú ý không chủ định; khả năng tập trung chú ý không cao, thường di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác theo nguyên nhân không rõ ràng. Các con chỉ có thể hướng sự quan tâm vào một đối tượng chuyển động. Sự chú ý của con ít hướng vào lời nói và luôn bị gián đoạn. Khả năng “chụp hình” thông tin rất quan trọng, cũng như việc lưu trữ thông tin đó vào bộ nhớ, là một kỹ năng thiết yếu làm nên sự vượt trội trong học tập cũng như trong cuộc sống của con sau này.

    Boardgame giúp con học được kỹ năng quan sát từ khái quát đến chi tiết và rèn được khả năng tập trung cao độ khi chơi; đồng thời tập luyện khả năng ghi nhận và lưu nhớ tình huống của mỗi ván cờ.

    2. Khả năng phân tích vấn đề và đánh giá tình huống:


    Khi đã lưu nhớ tình huống, con sẽ học được cách phân tích và đánh giá vấn đề:

    Như ở Boardgame “Sắc màu vui nhộn”: con phải sử dụng kỹ năng tổng hợp để phân tích và đánh giá khi đổ cả 2 xúc xắc hình dạng và màu sắc để tìm hình khối hội đủ các điều kiện cần có theo yêu cầu.

    3. Dạy trẻ học cách giải quyết vấn đề:

    Qua mỗi lần chơi, con sẽ học được cách giải quyết bài toán của mình sao cho nhanh nhất và chính xác nhất và đồng thời học được cách đưa ra hàng loạt các giải pháp cho cùng một vấn đề và chọn cho mình một phương án tối ưu nhất để thực hiện qua việc tìm kiếm, thử nghiệm các thẻ gạch chính là cách trẻ học cách lập luận: tại sao lại là thẻ vừa mà không phải là thẻ dài hay thẻ ngắn, vì sao phải xếp theo chiều ngang chứ không phải là chiều dọc và từ đó học cách giải quyết vấn đề của mình.

    4. Xây dựng kỹ năng toán học cơ bản:

    Con được xây dựng các khái niệm cơ bản của toán học qua trò chơi như khái niệm về to nhỏ; dài ngắn; phân loại; so sánh; hình dạng; số học… từ đó con được phát triển kỹ năng toán học ngay từ rất sớm một cách vui thích, tự nhiên chứ không hề bị ép buộc.

    5. Nâng cao khả năng tư duy logic: 


    Con trẻ sẽ học được khả năng suy luận logic, tư duy toán học từ việc quan sát các chi tiết nhỏ nhất đến tổng quan của bức tranh trong mỗi ván cờ để hoàn thành bài toán một cách xuất sắc từ đó nâng cao khả năng nhận thức tổng hợp biến hình ảnh trừu tượng thành mô hình thực tế.

    6. Phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp: 


    Khả năng ngôn ngữ là một thước đo đánh giá sự phát triển trí tuệ của con. Boardgame là một công cụ trực quan sinh động giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ một cách kỳ diệu. Là một “cầu nối thân thiện” giữa ba mẹ/người trông trẻ và con.

    Cùng chơi với con, ba mẹ và con sẽ hiểu nhau hơn. Ba mẹ sẽ nhanh chóng phát hiện con phát triển tốt mặt nào, chưa tốt mặt nào để có cách giúp con phát triển trí tuệ tốt hơn. Con sẽ dần dần tin tưởng nhiều hơn ở ba mẹ và mau chóng gắn kết với gia đình và tự tin vào năng lực bản thân. Hẳn ba mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng con có thể cộng trước khi con biết đếm, có thể hiểu một trăm từ trước khi con biết nói.

    7. Phát triển các kỹ năng vận động – trí tuệ (tâm vận động):

    Board game là những trò chơi năng động làm tăng các kỹ năng vận động tinh tế, vận động phối hợp và sự linh hoạt. Con trẻ có thể học qua các thao tác vận động của bàn tay và phối hợp chính xác với mắt như: cầm – nắm, kéo – đẩy, tìm tòi, phân loại theo màu sắc, hình dạng.. càng chơi con càng phát triển tư duy từ trực quan đến trừu tượng, từ tham gia vô thức đến hành động có kế hoạch rõ ràng. Qua mỗi ván cờ con lại học được các qui luật tự nhiên, đồng thời hình thành tính độc lập và tự tin vào bản thân.

    8. Phát triển các kỹ năng xã hội: 

    Qua các bạn chơi cùng, con dần hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội và giao tiếp. Con sẽ học cách chơi theo nhóm, tôn trọng bạn chơi, chấp nhận các qui luật chơi, biết chế ngự cảm xúc và mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ xã hội, cộng đồng.

    9. Kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo:



    Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong cuộc sống! Trí tưởng tưởng và sáng tạo cho phép con người suy nghĩ ra những ý tưởng hoặc khái niệm theo một cách hoàn toàn mới. Tất cả những phát minh vĩ đại trong lịch sử nhân loại đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng và sáng tạo. Các bộ cờ (Ví dụ: cờ vua) đều hội đủ các điều kiện cần và đủ của một giáo cụ để dẫn dắt và kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của con qua hình dạng, màu sắc, kích thước và chất liệu an toàn.

    Xem thêm

  • Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ (tiếp theo)

    Posted on by BGV Company

    Đọc thêm: Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ

    Board games là một trò chơi tuyệt vời kết nối khắng khít tình cảm của các thành viên trong gia đình và để những đứa trẻ của bạn vui chơi học hỏi. Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ sẽ gợi ý cho bạn 5 trò chơi vừa giúp con bạn chơi vui vừa giúp trẻ phát triển tư duy.

    1.Game of Life


    The Game of Life là trò chơi mô phỏng đầu tiên nổi tiếng của Mỹ. Trò chơi mô phỏng chuyến đi của một người đi qua cuộc sống của mình, từ đại học để nghỉ hưu, có công ăn việc làm, hôn nhân, và em bé. Hai tới sáu người có thể chơi cùng nhau. Biến thể của trò chơi có thể tám đến mười người chơi. Phiên bản hiện đại đã được xuất bản lần đầu 100 năm sau đó, vào năm 1960.

    Lứa tuổi : 8+


    2.Chess ( cờ vua)


    Cờ vua là trò chơi đòi hỏi sự tư duy logic giữa 2 người chơi. Một gameboard với 64 ô hình vuông trắng đen được sắp xếp trong một lưới tám trên tám. Cờ vua được chơi bởi hàng triệu người trên thế giới tại nhà, công viên, câu lạc bộ, trực tuyến, và trong các giải đấu. Những năm gần đây, cờ vua đã trở thành một phần của một số chương trình giảng dạy học.


    3. Monopoly ( Cờ tỷ phú )


    Cờ Tỷ Phú là một loại trò chơi cờ do Parker Bros., một nhãn hiệu của công ty đồ chơi Hasbro, sản xuất. Người chơi đấu với nhau để giành các bất động sản thông qua những hoạt động kinh tế được cách điệu, trong đó có mua bán, cho thuê và trao đổi tài sản bằng cách sử dụng tiền, trong khi những người chơi lần lượt di chuyển xung quanh bàn cờ theo mỗi lần gieo xúc xắc. Trò chơi cờ này được đặt tên theo khái niệm độc quyền (tiếng Anh: Cờ Tỷ Phú) của kinh tế, đó là sự chiếm hữu thị trường của một nhà cung cấp đơn lẻ.

    Lứa tuổi : 8+


    4. Twister


    Twister là một trò chơi kỹ năng thể chất được sản xuất bởi Công ty Milton Bradley và Winning Moves. Nó được chơi trên một tấm thảm nhựa lớn đó là lây lan trên nền hoặc sàn. Không có giới hạn người chơi.

    Lứa tuổi :6+


    5. Candy Land

    Candy Land (hay Candyland) là một trò chơi đua xe đơn giản. Trò chơi  không đòi hỏi kỹ năng cao, nó phù hợp cho trẻ nhỏ. Do thiết kế của trò chơi, không có chiến lược nên chỉ cần làm theo hướng dẫn. Người chiến thắng được quyết định trước bởi các shuffle của thẻ.

    Lứa tuổi: từ 3 đến 6 tuổi

    Xem thêm

  • Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ

    Posted on by Thảo Hồ Phương

    Board games là một trò chơi tuyệt vời kết nối khắng khít tình cảm của các thành viên trong gia đình và để những đứa trẻ của bạn vui chơi học hỏi. Những trò Board games tốt nhất dành cho trẻ sẽ gợi ý cho bạn 5 trò chơi vừa giúp con bạn chơi vui vừa giúp trẻ phát triển tư duy.

    1.       Scrabble


    Scrabble là trò chơi ghép từ, giữa hai hoặc nhiều người. Khi đến lượt mình, người chơi dùng những miếng có ghi chữ cái đặt lên một bàn ô vuông sao cho các từ tạo ra theo hàng dọc và hàng ngang đều có nghĩa. Hãy nhắc nhớ những cảm giác khi cùng bố hoặc mẹ ngồi xuống, cùng nhau thảnh thơi chơi trò Scrabble vào cuối tuần ? Thời gian gia đình có thể bị thu nhỏ trong những năm qua, nhưng các trò chơi vẫn không thay đổi.

    Lứa tuổi 8+.

    2.       Clue 


    Clue là trò chơi trí tuệ , đòi hỏi sự suy luận logic. Bạn sẽ được hóa thân thành một vị thám tử để đi tìm ra bí mật của một vụ án bí ẩn. Ai mới là hung thủ thật sự có khi nào là  Đại Tá Mustard trong vườn với cây nến? Các vị thám tử trẻ tuổi sẽ vô cùng thích thú với trò trơi này.

    Lứa tuổi: 9+

    3.       Sorry  



    Sorry là một trò Board games tập thể dựa trên Thánh cổ xưa và trò chơi vòng tròn Pachisi. Người chơi cố gắng để đi du lịch quanh bảng với mảnh của họ nhanh hơn bất kỳ cầu thủ nào khác.

    Lứa tuổi : 6+

    4.       Chinese Checkers 


    Cờ Trung Quốc hoặc cờ Trung Quốc là một trò Board games tập thể đầy chiến lược có thể được chơi bởi hai, ba, bốn, sáu người, chơi riêng lẻ hoặc với các đối tác. Trò chơi là vào thời hiện đại và là biến thể đơn giản của trò chơi Halma.

    Mục tiêu đầu tiên là cuộc đua của một miếng trên hình quẻ gameboard vào "nhà"-góc của ngôi sao đối diện với một bắt đầu từ góc-bằng cách sử dụng đơn-bước di chuyển hoặc di chuyển mà nhảy qua phần khác. Những người khác tiếp tục chơi thiết lập 2, 3, 4, 5, và cuối đặt lượt. Giống như các kỹ năng dựa trên trò chơi, cờ đam Trung Quốc liên quan đến chiến lược. Các quy tắc rất đơn giản, vì vậy, ngay cả trẻ em có thể chơi.

    Lứa tuổi :5 +

    5.       Snakes and Ladders
     

    Snakes and Ladders (Rắn và Than ) là một trò chơi tập thể của người Ấn Độ xưa. Bây giờ, nó trở nên khá phổ biến trên toàn thế giới. Nó được chơi giữa hai hoặc nhiều người chơi trên một gameboard hình vuông có đánh số.  Trò chơi là một cuộc thi cuộc đua đơn giản dựa vào may mắn vô cùng thích hợp với trẻ.

    Lứa tuổi: 4+ 

    T.A



    Xem thêm