• 10 Lời khuyên cho những ai muốn thiết kế board game (Part 2)

    0 comments / Posted on by Nguyễn Lan

    Bạn thích chơi board game và bạn nghĩ rằng đã đến lúc để tạo ra 1 board game của riêng bạn. Hoặc đơn giản là bạn cảm thấy tựa game yêu thích của bạn có lẽ sẽ hay hơn nếu như thế này thế nọ, và thế là bạn quyết định tạo ra một cái mới hay hơn !!!

    Có lẽ rất nhiều người đã từng có những suy nghĩ như vậy khi chơi game, mình cũng đã từng như vậy. Và dưới đây là 10 lời khuyên mà mình tổng hợp được thông qua những bài viết và kinh nghiệm mà mình tổng hợp được:

    Nếu bạn nào muốn xem lại bài viết trước, có thể bấm vào đường link dưới đây:

    Còn bây giờ, mình sẽ tiếp tục đưa ra 5 lời khuyên dành cho những ai muốn thiết kế board game.


    5. Đừng quá tập trung vào 1 game

    Việc này có thể hơi khó khăn, nhưng đôi khi, nếu bạn cảm thấy “bí ý tưởng” hoặc không biết nên làm gì tiếp theo, có thể bạn nên bắt đầu thiết kế 1 game khác. Việc này không có nghĩa rằng bạn sẽ hoàn toàn bỏ qua ý tưởng ban đầu. Nhưng đôi khi, khi bạn tập trung vào giải quyết 1 vấn đề khác, bạn lại tìm thấy hướng giải quyết cho vấn đề ban đầu.

    Không phải tất cả những ý tưởng của bạn đều phải thành công, nhưng khi bạn thực hiện nhiều ý tưởng cùng lúc, bạn sẽ nhận ra được ưu và nhược điểm của từng cái, và biết đâu, bạn có thể kết hợp các ý tưởng lại với nhau để tạo ra một cái mới hay hơn.

    Một trong những vấn đề mình thường thấy ở các bạn trẻ đó chính là họ quá tham trong việc thiết kế. Họ muốn đưa tất cả những ý tưởng hay ho, tốt nhất của họ vào trong cùng 1 trò chơi. Việc này sẽ khiến trò chơi trở nên phức tạp hơn và khi kết hợp nhiều thứ tốt, đôi khi lại tạo ra một thứ tệ. Hãy tách ra, phát triển 1 trò chơi riêng cho từng ý tưởng, và trong quá trình đó, có thể bạn sẽ biết cách kết hợp nó lại nhưng vẫn giữ được cái hay của trò chơi.

    4. Tạo mối liên kết giữa bối cảnh và luật chơi

    Nếu trò chơi của bạn có bối cảnh, hãy đảm bảo rằng bối cảnh đó phù hợp với lối chơi. Mình đã từng thấy có những trò chơi có bối cảnh thu hút, luật chơi rất hay nhưng khi kết hợp 2 thứ đó thì lại chẳng ăn nhập gì với nhau. Việc này sẽ khiến cho trải nghiệm chơi trở nên kì lạ, khi người chơi cứ liên tục đưa ra câu hỏi “Tại sao lại như vậy ? Hành động này liên quan gì?”.


    Bối cảnh và luật chơi trong game of throne


    A Game of Thrones là một ví dụ về sự kết hợp hài hòa giữa cách chơi và bối cảnh

    Ngoài ra, nếu bạn tạo được sự liên kết giữa bối cảnh và luật chơi, việc hướng dẫn cho người mới cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bởi bối cảnh là thứ mà người chơi quen thuộc, là thứ mà họ có thể tưởng tượng ra được trong đầu, giúp họ logic hóa mọi thứ và dễ dàng nhớ luật chơi. Nếu bạn dự tính thiết kế một trò chơi với luật chơi phức tạp, hãy tìm một bối cảnh phù hợp, vì nếu không, sẽ chẳng ai nhớ nổi luật chơi của bạn đâu.

    3. Khó thắng, nhưng luôn có cách

    Một trò chơi hay là trò chơi có thể tạo cho người chơi cảm giác rằng họ luôn có cách để chiến thắng. Việc chiến thắng khi mà mọi thứ tưởng chừng như không thể, đó là một trong những cảm giác tuyệt vời nhất khi chơi game, mà tất cả nhà thiết kế game nào cũng đều muốn tái hiện lại trong trò chơi của mình.

    Tạo động lực cho người chơi

    Đừng khiến người chơi nghĩ rằng họ sẽ thua ngay từ đầu

    Liệu bạn có sẵn sàng chơi tiếp hay không khi nghĩ rằng bạn chắc chắn sẽ thua nhưng ván chơi còn lâu mới kết thúc ? Trừ khi bạn chơi không phải để thắng, còn không, hầu hết mọi người đều sẽ nghỉ game ngay khoảng khắc họ nhận ra họ không còn cách nào để chiến thắng. Đặc biệt khi trò chơi của bạn có thời gian kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ, nếu ngay từ đầu họ đã cảm thấy rằng họ sẽ thua, khả năng cao là họ sẽ không bao giờ chơi lại trò đó nữa.

    2. Cho người chơi cảm giác kiểm soát.

    Nếu trò chơi của bạn mang tính chiến thuật, hãy để người chơi cảm nhận rằng tất cả mọi thứ diễn ra đều có thể tác động tới. Bởi chẳng ai muốn chơi một trò chơi chiến thuật nhưng rồi khi sắp thắng, mọi thứ thay đổi chỉ vì 1 sự kiện ngẫu nhiên nào đó trong trò chơi. Nếu họ là 1 người chơi hay, họ sẽ nghĩ rằng game không công bằng, còn nếu họ là 1 người chơi tệ nhưng vẫn thắng, trò chơi của bạn đã trở thành 1 trò chơi may rùi. Và tất nhiên, chẳng ai muốn người chơi có suy nghĩ như vậy.

    Kiểm soát sự may mắn khi tạo game


    Kiểm soát sự “may mắn” trong trò chơi

    Nếu trò chơi của bạn có sử dụng yếu tố may mắn, hãy cố gắng “cân bằng” sự may mắn đó. Ví dụ một ai đó gặp may và được nhiều lợi thế trong trò chơi, hay tạo cơ hội cho những người chơi khác ngăn chặn hoặc có được những lợi thế khác. Bởi vì khi 1 người chơi có được lợi thế hơn những người khác bằng may mắn và không có cách nào để ngăn chặn, việc này sẽ vô tình khiến những người còn lại ghét trò chơi của bạn.


    1. Chơi thử, chơi thử và chơi thử

    Đây có lẽ là điều quan trọng nhất trong suốt quá trình thiết kế game của bạn. Đừng tự tạo ra 1 trò chơi rồi nghĩ rằng nó hay khi chưa có 1 ai chơi ngoại trừ bạn. Những lời khuyên từ những người chơi thử chính là thứ quan trọng nhất giúp bạn hiểu được những gì trò chơi của bạn mang lại cho người khác.

    Và đừng chỉ chơi thử với bạn bè hoặc gia đình của bạn. Hãy mang đi chơi thử tới càng nhiều người càng tốt, đặc biệt là những người lạ, bởi họ sẽ đưa ra những lời nhận xét chủ quan nhất. Hãy để họ tự đọc luật và tự chơi trò chơi của bạn, những câu hỏi và cảm xúc trong quá trình đọc luật và chơi của họ sẽ giúp bạn nhận ra nhiều thứ mà trước đó bạn không hề để ý tới.

    Chơi thử nhiều lần


    Test game là giai đoạn không thể thiếu trong việc thiết kế

    Tuy nhiên, đừng lắng nghe tất cả mọi người. Bởi không phải ai cũng sẽ phù hợp với trò chơi của bạn. Hãy tìm cho mình bức tranh chân dung của đối tượng mà trò chơi của bạn nhắm tới, ý kiến của nhóm người này sẽ quan trọng hơn hết. Đừng cố gắng làm hài lòng tất cả người chơi, bởi bạn không thể nào tạo ra 1 trò chơi bối cảnh chiến tranh và mong rằng các bậc phụ huynh hoặc con cái sẽ chơi chung với nhau; hoặc thiết kế 1 trò chơi đơn giản vui nhộn nhưng nghĩ rằng những người thích chiến thuật sẽ thích.

    Và trên đây là 10 lời khuyên dành cho những ai muốn bắt tay vào việc thiết kế board game. Hãy nhớ, bạn thiết kế để bạn và những người khác có thể chơi và vui vẻ, vì vậy đừng biến việc thiết kế game trở thành một công việc đau khổ. Hãy tận hưởng quá trình làm nên trò chơi của riêng bạn!!!

    ***Bài viết có tham khảo các nguồn sau đây:
    - Bài viết How to make a board game: https://thecreativeindependent.com/guides/how-to-make-an-indie-tabletop-game/

    - Video Clip 10 step to design a board game: https://www.youtube.com/watch?reload=9&v=SUZjn6m_Qvs

    - Bài viết 5 Tips on How to make a board game:
    http://makeboardgame.com/5-tips-on-how-to-make-a-board-g
    ame/

    Xem thêm

  • 10 Lời khuyên cho những ai muốn thiết kế board game (Part 1)

    0 comments / Posted on by BGV Company

    Bạn thích chơi board game và bạn nghĩ rằng đã đến lúc để tạo ra 1 board game của riêng bạn. Hoặc đơn giản là bạn cảm thấy tựa game yêu thích của bạn có lẽ sẽ hay hơn nếu như thế này thế nọ, và thế là bạn quyết định tạo ra một cái mới hay hơn !!!

    Có lẽ rất nhiều người đã từng có những suy nghĩ như vậy khi chơi game, mình cũng đã từng như vậy. Và dưới đây là 10 lời khuyên mà mình tổng hợp được thông qua những bài viết và kinh nghiệm mà mình tổng hợp được:
    10. Chơi thật nhiều Board Game

    Và đừng có chơi 1 game quá nhiều lần hoặc chỉ chơi những game trong 1 thể loại. Mình đã từng gặp rất nhiều bạn cảm thấy bất ngờ khi biết rằng có những game khác ngoài Monopoly (Cờ tỷ phú), Uno…

    Giống như Video game, Board game cũng được chia thành rất nhiều thể loại, cơ chế và bối cảnh khác nhau. Và càng tiếp xúc, bạn sẽ càng phát hiện thêm nhiều ý tưởng, nhiều góc độ, nhiều cách để kết hợp với trò chơi của bạn hơn, thậm chí bạn có thể tạo ra một cái gì đó chưa từng có.

    Việc tìm hiểu về board game cũng giúp cho trò chơi của bạn không bị trùng lặp ý tưởng hoặc không tốt bằng những game khác. Bởi vì đã có nhiều trường hợp các bạn nghĩ rằng game của mình là độc nhất, chưa từng có nhưng trên thế giới lại có những game tương tự, thậm chí là tốt hơn.
    Ngoài ra,  nếu bạn có mang ý tưởng tới cho nhà phát hành, hiển nhiên bạn sẽ được tin tưởng hơn nếu bạn đã chơi rất nhiều game so với 1 người chỉ biết tới mỗi Cờ Tỷ Phú.

    Ngoài Monopoly, còn có hàng trăm ngàn trò chơi khác trên thế giới.

    Một gợi ý nhỏ là các bạn nên tham khảo qua website boardgamegeek.com. Đây là một thư viện đồ sồ về board game trên thế giới, bạn có thể tra cứu thông tin về các game khác nhau. Ngoài ra, có rất nhiều nhà thiết kế thực hiện những buổi test game ở trên đây, bạn có thể tham gia để hiểu rõ hơn về quá trình thiết kế game cũng như xin ý kiến của những người có kinh nghiệm.

    9. Làm vì niềm vui, đừng làm vì tiền hay sự nổi tiếng.

    Board game là 1 ngành công nghiệp của việc vui chơi giải trí, vậy nên đừng biến nó trở thành một công việc quá nghiêm túc. Đây là một công việc đam mê, nếu bạn không cảm thấy hứng thú hoặc niềm vui khi thiết kế 1 trò chơi, thì tốt nhất bạn đừng nên làm nữa.

    Nếu bạn thiết kế board game vì tiền thì bạn chọn nhầm nghề rồi.

    Hầu hết những nhà thiết kế board game trên thế giới đều là part-time, chỉ có một số rất rất ít người thực sự là full time trong công việc này. Đừng chỉ làm 1,2 game và nghĩ rằng bạn sẽ sống đủ mấy năm tới. Các designer nổi tiếng đã làm và sản xuất cả chục board game khác nhau, thậm chí có những game tốn đến tận mấy năm trời nhưng vẫn không kiếm được nhiều tiền. Vì vậy, bạn chỉ nên thiết kế board game vì bạn yêu thích công việc này, đừng làm vì những lý do khác.

    8. Hãy viết luật chơi ra giấy

    Một số bạn có thể nghĩ rằng game của họ đơn giản và dễ hiểu, chỉ cần nói sơ là ổn rồi, nhưng khi viết ra giấy, bạn sẽ thấy rằng nó phức tạp hơn rất nhiều. Có quá nhiều tiểu tiết, luật chơi không sắp xếp theo trình tự, có những lỗ hổng mà trước giờ không nhận ra… Đây là những lỗi thường gặp khi các bạn làm game nhưng tất cả đều nằm trong đầu của bạn. Việc viết ra sẽ giúp bạn nhìn mọi thứ trực quan hơn và giúp bạn cải thiện những điểm yếu cũng như loại bỏ đi những yếu tố dư thừa.


    Viết luật chơi ra giấy giúp bạn nhìn tổng quan mọi việc

    Không những vậy, khi bạn viết luật ra, hãy đưa cho người khác đọc và chơi thử. Nếu người đó có thể chơi được hoặc hiểu được cốt lõi của trò chơi, xin chúc mừng, bạn đang làm rất tốt đấy. Nhưng nếu người đó không hiểu nổi hoặc mỗi lần chơi game đều phải có bạn hướng dẫn thì tin buồn là, cho dù game của bạn hay đến mức nào, nếu nó không thể chơi khi không có bạn thì nó sẽ không thể phát hành được đâu.

    7. Xác định rõ bức tranh tổng quát

    Trước khi đi vào chi tiết, hãy xác định rõ bạn muốn điều gì trong trò chơi của bạn. Có được một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tiến đến đích nhanh hơn. Đừng cứ cắm đầu vào làm và hi vọng rằng nó sẽ được yêu thích. Hãy xác định rõ những yếu tố như:

    • Bối cảnh của game là gì ? Thần thoại, máy móc hoặc có thể là trừu tượng…
    • Nên sử dụng cơ chế nào ? Đổ xí ngầu, chiếm lãnh thổ, xây dựng…
    • Bạn muốn mang lại cảm xúc gì cho người chơi ? Sự căng thẳng khi đưa ra quyết định, niềm vui với những thứ ngẫu nhiên trong game hay là sự bực bội khi bị người khác lừa lọc, cảm thấy thông minh hơn sau mỗi lần chơi...
    • Nó sẽ là một game sử dụng thẻ bài kiếm điểm hay game chiến đầu bằng các quân cờ ? Hoặc thậm chí là kết hợp với ứng dụng trên điện thoại ?

    Hiểu rõ những gì bạn muốn có trong trò chơi của mình và trong quá trình phát triển, nếu bạn phân vân giữa các lựa chọn, những mục tiêu ban đầu này sẽ là tiêu chí phù hợp để giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn một game đơn giản, nhẹ nhàng dành cho gia đình, việc sử dụng những thẻ bài, xí ngầu có lẽ sẽ phù hợp hơn là một bản đồ hoành tráng với các mô hình chi tiết.

    6. Đừng biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật

    Hình ảnh trong game là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng đó không phải là điều để bạn quan tâm tới trong giai đoạn phát triển ban đầu. Hình ảnh sẽ thu hút người khác mua game của bạn, nhưng hệ thống chơi mới là thứ khiến họ yêu thích và sẵn sàng giới thiệu cho nhiều người khác.

    Có rất nhiều bạn mắc một sai lầm vô cùng nghiêm trọng đó là dành ra quá nhiều thời gian để đầu tư vào hình ảnh nhưng lại bỏ lơ cách chơi, và kết quả trò chơi của bạn chỉ dùng để ngắm và không thể nào chơi được.

    Hãy nhớ, bạn đang thiết kế board game, không phải nghệ thuật. Hầu hết các designer trên thế giới đều bỏ qua yếu tổ này, bởi nhà phát hành thường sẽ là người quyết định hình ảnh của trò chơi nên như thế nào. Nhà phát hành là những người hiểu rõ thị trường, hiểu rõ khách hàng hơn bạn rất nhiều lần, hãy để họ quyết định phần thiết kế hình ảnh và tập trung vào việc phát triển luật chơi của bạn.



    Xem thêm

  • 6 lý do chúng tôi viện đến khi nghe: "Sao mày không bảo quản bộ game?"

    0 comments / Posted on by Breaker Day


    Bảo quản game - cụm từ nghe thật dàiiiiiiiiiiii và buồn tẻ. Các bạn đừng hiểu nhầm, chúng tôi rất thích bộ game của mình, chỉ là chúng tôi rất... lười.

    Vâng, thưa các bạn, cả một đám lười. Rất may là dù sao, chúng tôi cũng có một con mọt sách. Và khỏi nói cũng biết nó kiêm luôn trách nhiệm bảo dưỡng và "tân trang" bộ game. Mỗi lần đi chơi là nó than trời than đất, xỉ vả bọn tôi (nhất là tôi): "Sao bọn mày không chịu giữ gì hết vậy hả! Biết tao làm khổ lắm không?" Và những lý do "lăng lệ" được chúng tôi sử dụng hết lần này đến lần khác là:


    1. Chơi cho hư bộ này đi còn mua bộ mới! 

    Vâng, lý do lớn nhất cũng như hay được sử dụng nhất: mua bộ mới. Có ai lại không thích game mới chứ! Nhưng nếu bạn đang có một bộ game cũ "ngáng đường", tâm lý "bỏ thì thương, vương thì tội" sẽ xuất hiện, ngăn cản bạn hoàn thành tâm nguyện to lớn của mình... a hèm... của chúng mình.

    "Thế nên tụi tao mới phải chơi nhiều cho nó hư bớt đó. Tụi này chơi cũng mệt lắm chứ bộ, nhưng phải nghĩ đến tương lai xa xôi hơn mày à."


    *xin đừng áp dụng tại nhà, hậu quả có thể rất rất rất tệ.


    Sleeve - lá chắn đa dụng cho mọi loại bài

    2. Nhẹ nhàng không "đã" đâu!

    (kèm theo một bộ mặt baby cún con gì đó)

    Lạy trời. Có thằng con trai nào đang hăng máu mà biết cái gì nhẹ nhàng, cái gì "liễu yếu đào tơ" chứ. Đầu thì đang trùng trùng chiến thuật mà cứ bắt nhẹ nhàng là thế quái gì! Đang hồi gay cấn sống chết mà cứ bắt đưa lên hạ xuống, lau tay trước khi cầm là thế éo nào!

    "Trời ơi là trời. Mày giết tao đi cho rồi, kêu tao chơi làm cái quái gì nữa!"


    *ngày hôm đó tôi suýt chết thật. Phew!


    3. Tụi tao đang làm nghệ thuật. Mọt sách không hiểu đâu. Xùy xùy..

    Như trên, chơi game là cả một nghệ thuật và ai cũng có một xíu máu nghệ sĩ trong người. Mà làm nghệ thuật thì phải tự do sáng tạo, xuôi dòng cảm xúc chứ.

    "Vì nghệ thuật là vô bờ bến, mày nói có đúng không?"

    Chỉ có những thứ cực kỳ đáng giá mới được nhét vào Sleeve-cấp-cao này

    4. Cả đám đang rất trân trọng công sức của mày mà

    Bạn nghĩ thử xem, cái gì làm ra cũng đều có mục đích của nó. Cái bánh làm ra để ăn, cái áo làm ra để mặc thì cái đống bảo vệ với chuẩn bị làm ra để ... phá chứ. Mất công bao bao bọc bọc, dán dán che che mà không được chơi cho đã tay thì bọc làm gì!!! Phải hem phải hem?

    "Thấy không, tụi tao phá là tụi tao đang trân trọng nó giùm mày đó!"


    *"Đau, đau, đừng có đánh tao!!!!!!!!!!!


    5. Tụi tao không muốn mày buồn!

    Khổ cái là, thằng mọt sách đó (nó không thích đưa tên lên, cứ gọi là mọt sách cho tiện) là thằng im im lì lì ít nói nhất tôi từng gặp. Trời ạ đầu nó cứng còn hơn đá ấy. Dụ kiểu gì cũng không nói mà chỉ ... chửi lúc tụi tui sai mới ghê chứ. Nói chung là vì tương lai của một nhóm không ảm đạm, cũng vì tương lai chính nó, tụi tui phải tích cực đập phá lên thôi. 

    "Thấy tụi tao lo cho mày chưa nào."

    Nó moi được mấy hộp kính ghê lắm (như cái hình trên)
    không có nó không biết tụi tui sống sao


    6. Tụi tao có mày làm giùm đấy thây

    (cùng một nụ cười công nghiệp)

    Các bạn thấy sao chứ với cái đám này tiết kiệm là trên hết. Giờ có 1 đứa làm rồi, nó làm còn siêu tốt, tụi tui đâu nỡ giành công ăn việc làm của nó. Người ta nói "thọc gậy bánh xe" dễ u đầu mẻ trán lắm à. Tiết kiệm công sức, tiết kiệm thời gian, được lợi bao nhiêu, đúng không nào.

    "Mày cứ yên tâm, tụi tao không tước đoạt nhiệm vụ thiêng liêng của mày đâu."

    Vẻ mặt nó lúc đấy ...

    *1 tháng sau nó đình công, không thèm bảo quản game cho tụi tui nữa.

    *Tự thấy mình ngu (muốn khóc)


    Còn bạn thì sao? Bạn có những cách bảo quản game nào? Bạn có bảo quản Board Game như những gì nó xứng đáng được nhận không? Bạn có một tên "ô-xì-xin" giống tụi mình không? Chia sẻ kinh nghiệm anh em cùng biết nhỉ.

    Ps: Tao vô cùng xin lỗi mày.

    Ps2: Không khuyến khích thử ở nhà. Mình sẽ không chịu trách nhiệm cho những vấn đề phát sinh. Cảm ơn và quyết thắng.


    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    - Một phút trải lòng của Uno và Mèo nổ về Dead Man's Draw

    Đôi dòng tâm sự của đám "con nít" già đầu thích chơi Board Game

    [Tips] Ma Sói: Quản trò - Hé lộ những chức năng mở rộng kì thú


    Xem thêm

  • 5 lý do chúng ta không thích Board Games và cách "chữa trị"

    0 comments / Posted on by Day Breaker


    Rất nhiều người có những trải nghiệm không đẹp gắn liền với board game khi còn nhỏ và họ không nhận ra là nền công nghiệp game đã phát triển rất nhiều kể từ thời Cờ Tỉ Phú và Risk.

    *Lưu ý: Độ khó được đề cập đến trong bài viết này chỉ áp dụng cho những ai chỉ mới bắt đầu làm quen với board game. Những game “Dễ” thì cực kì dễ chơi. Những game “Trung bình/Nâng cao” thì vẫn thích hợp với người mới, chẳng qua chúng sẽ có vẻ khó nhằn hơn trong lần chơi đầu và đòi hỏi thêm một chút kiên nhẫn.


    1. Lý do thứ nhất: Game quá lâu

    (Trải nghiệm không tốt với Risk hoặc Life)

    Có rất nhiều board game ngắn, nhịp độ nhanh có thể được chơi trong vòng từ 15 đến 30 phút. Không những thế, nhiều game còn cho phép người chơi tham gia vào giữa các vòng chơi hoặc thậm chí là trong lúc game đang diễn ra.

    Game cho người sợ tốn thời gian:

    • No Thanks (Dễ): Game thử vận may đơn giản có thể đặt vừa lòng bàn tay vì thành phần chỉ bao gồm các lá bài và con chip. (Thời gian học chơi  = 5 phút / Thời gian chơi = 15-20 phút tùy vào số người chơi).http://boardgamesviet.com/products/no-thanks-board-game



    • Escape (Dễ - Trung bình): Mỗi game chỉ kéo dài 10 phút vì luật nói thế (!). Đảm bảo rất nhiều adrenaline sẽ tiết ra khi chơi game này vì mọi người sẽ phối hợp với nhau để thoát khỏi một ngôi đền kiểu Indiana Jones đang sụp đổ xung quanh.http://boardgamesviet.com/products/escape-boardgame-the-curse-of-the-temple




    2. Lý do thứ hai: Game cần suy nghĩ quá nhiều

    (Trải nghiệm không tốt với Cờ Vua, Balderdash, hoặc Scrabble)

    Quả thực là từ xưa đến nay, board game được ưa chuộng bởi tầng lớp trí thức. Dường như tính toán xác suất thật giỏi, hoặc cực kỳ sáng tạo (đối với game Balderdash) là cách duy nhất để chiến thắng. Đôi khi, ta chỉ muốn ngồi xuống và cười.

    Game nhẹ nhàng và không hại não:






    3. Lý do thứ ba: Game quá khốc liệt

    (Trải nghiệm không tốt với Cờ Tỉ Phú)

    Có thể một thành viên trong gia đình bạn từng lật ngửa bàn game trong cơn giận dữ hoặc có thể bạn siêu ganh đua, và mặc dù cố tỏ ra là một người thua cuộc hòa nhã, trong lòng bạn vẫn cảm thấy rất tệ mỗi khi thua.

    Nếu thế thì có tin vui cho bạn đây. Thể loại game phối hợp (nơi mà tất cả người chơi cùng hợp tác với nhau để đánh bại chính trò chơi) hiện đang làm mưa làm gió trong giới board game. Không cần phải đâm lén, không cần phải bon chen để giành vị trí số một và không thù hằn.

    Game cho người không thích ganh đua




    Lời khuyên: Những người chơi nhạy cảm phải tránh xa game Munchkin bằng mọi giá. Cứ tin lời tôi đi, ok?


    4. Lý do thứ tư: Có quá nhiều yếu tố may rủi

    (Trải nghiệm không tốt với Poker hoặc Yahtzee)

    Việc đánh bạc khiến cho bạn cảm thấy chán và trống vánh? Bạn thích việc chắc chắn? Bạn thích việc tính toán trước tương lai? Bạn có cảm thấy khó chịu không khi mà nhiều người thích những game mà KHÔNG HỀ có cách nào để người chơi kiểm soát cục diện. Nếu bạn thấy rằng đa số board game chỉ liên quan đến đổ xí ngầu cùng với rút bài và không cần chút kĩ năng nào, bạn sẽ thích những game sau. (P.S: Đây là thể loại yêu thích của tôi)

    Game cho người thích kiểm soát




    5. Lý do thứ năm: đọc sách luật trước khi chơi một game mới thậậậậật nhàm chán !

    (Trải nghiệm không tốt với việc chơi bất cứ game gì lần đầu)

    Game cho người lười (nói cách khác, hầu hết chúng ta)


    ...TẤT CẢ CÁC GAME!!!!


    Một số cách để tránh nỗi kinh hoàng mang tên “đọc sách luật”

    1. Chơi cùng một người bạn đã quen với game. Nếu họ là người thầy giỏi, bạn sẽ có thể vừa chơi game vừa nắm bắt được luật chơi cùng một lúc.

    2. Dùng thử ứng dụng online trước. Ngày nay, hầu hết các board game nổi tiếng đều có ứng dụng tương ứng trên điện thoại hoặc phiên bản online. Hãy làm quen với trò chơi thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính trước khi bắt đầu với phiên bản vật lý.

    3. Xem một video hướng dẫn trên youtube trước khi bắt đầu. Tuy video sẽ không đề cập đến tất cả chi tiết nhỏ, nhưng có những video mang tính giải trí cao sẽ cho bạn đủ thông tin để có thể bắt đầu. Tôi xin giới thiệu kênh Tabletop của Wil Wheaton hay Shut Up and Sit Down (Tất cả những đường liên kết trong bài viết này đều dẫn đến 1 trong 2 kênh trên vì chất lượng của chúng rất cao).  


    ---

    Người dịch: dznr - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    [Review] Werewolf : Artifact - Cổ Vật Quyền Năng

    Thế nào là một board game hay?

    Vì sao chúng ta chơi board games?

    Xem thêm

  • Vì sao chúng ta chơi board games?

    0 comments / Posted on by BGV Company

    Vì sao chúng ta chơi board games?

    Chúng ta chơi game nói chung và board game nói riêng vì rất nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung chúng ta có một số lý do quan trọng và phổ biến như sau...


    1. Để sinh tồn (?!)

    Ngay khi đọc đến đây, có người nghĩ mình đang chém gió. "Làm thế nào mà chơi game giúp cho chúng ta sinh tồn?" Sự thật thì không chỉ riêng con người, mà các loài động vật cũng chơi. Chơi là một phương thức giúp chuẩn bị về mặt thể chất và trí não cho các con non để có thể đối mặt với các thử thách trong đời. Điều này đặc biệt đúng với trẻ em. Chơi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.

    Về khoản này, board games rất phù hợp.


    Sự thật thì không chỉ riêng con người, mà các loài động vật cũng chơi!


    2. Xây dựng mối quan hệ


    Nhu cầu kết nối, chia sẻ, nhu cầu được hòa nhập, được chấp nhận vào một cộng đồng, nhu cầu được cảm thấy mình quan trọng với người khác là những nhu cầu cơ bản của con người. Việc chơi board games có thể đáp ứng những nhu cầu này một cách rất hiệu quả.

    Một số dẫn chứng bao gồm:

    • Board games giúp việc kết bạn trở nên dễ dàng: do tính tương tác của hầu hết các board games, người chơi sẽ giao tiếp với nhau một cách tự nhiên dù họ chưa hề quen biết nhau. Ngoài ra, việc chơi game có thể giúp chúng ta hiểu thêm nhiều điều từ những người cùng chơi.
    • Board games là một thú vui mà bạn bè, gia đình có thể cùng tận hưởng: việc dành thời gian bên nhau là điều cần thiết trong mọi mối quan hệ. Thế nhưng nếu chỉ bên nhau mà không có việc gì để cùng làm thì cũng không được hay và board games sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó. Hơn nữa, việc cùng nhau chơi game có thể giúp thắt chặt một mối quan hệ.
    • Những board games có tính đồng đội giúp thỏa mãn nhu cầu thuộc về một tập thể, đem lại cho người chơi cảm giác mình là một phần của một điều gì đó lớn lao hơn, cùng kề vai sát cánh, góp sức với đồng đội để đạt được mục tiêu chung.

    Board games giúp việc kết bạn trở nên dễ dàng


    3. Muốn phát triển

    Nhu cầu phát triển, trở nên tài giỏi hơn, thuần thục hơn là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Hầu hết mọi người đều muốn mình ngày càng tiến bộ. Việc chơi game có thể đem lại cho bạn cảm giác đó một cách tương đối dễ dàng. Bởi vì đa phần để tiến bộ và chơi một trò chơi giỏi hơn thông thường sẽ tốn ít thời gian và công sức hơn so với việc luyện tập một kĩ năng như chơi nhạc cụ, thể thao…

    Nếu bạn là người thích thích sự phát triển và muốn có cảm giác bản thân ngày càng giỏi hơn thì việc chơi board games là một thú vui không nên bỏ qua.


    4. Thích thử thách

    Bản chất của việc chơi game chính là vượt qua thử thách với một thái độ vui vẻ. Chính vì vậy nên đối với những người yêu thích thử thách, yêu thích việc khám phá giới hạn của bản thân, board games là một lựa chọn không nên bỏ qua. Có rất nhiều game khác nhau để thử thách rất nhiều khả năng khác nhau của bạn. Từ khả năng giao tiếp, nói dối và phát hiện nói dối, đến khả năng phản xạ, phối hợp tay mắt, tốc độ, sự khéo léo cho đến khả năng tưởng tượng, sáng tạo, chiến thuật, hay thậm chí mà độ may mắn và rất nhiều khả năng khác…


    Bản chất của việc chơi game chính là vượt qua thử thách

    5. Đam mê sự siêu việt

    Chắc hẳn rằng ai cũng từng có lúc muốn trở thành một thứ gì đó siêu việt hơn, hùng mạnh hơn, có khả năng vượt xa con người. Có thể đó chỉ đơn thuần là mong muốn trở thành một chú chim để tung cánh vút lên trời xanh. Siêu nhiên hơn một chút là mong muốn được trở thành những hiệp sĩ, pháp sư phiêu lưu trong một thế giới đầy rẫy những điều kì thú và nguy hiểm, hay là hóa thân thành những nhân vật thường được nhắc đến trong những câu truyện giả tưởng như ma cà rồng, người sói, tiên cá,… thậm chí là một con rồng.

    Một số thậm chí còn muốn trở thành thứ gì đó vĩ đại như đấng tạo hóa để kiến tạo nên thế giới riêng của mình. Board games có thể giúp người chơi đáp ứng được hầu hết những mong muốn được hóa thân nêu trên từ đơn giản đến vĩ đại.

     
    Bạn có thể trở thành bất cứ nhân vật nào bạn thích.


    6. Muốn thư giãn

    Có những lúc, chúng ta tìm đến board games chỉ đơn giản là để thư giãn thể xác và tâm trí, để ngồi xuống cùng gia đình, bạn bè và có những tràng cười sảng khoái, để được phiêu lưu trong một thế giới nhiệm màu, hay chỉ đơn giản là giữ cho đầu óc bận rộn để không còn phải suy tư…

    Bởi vì, đôi khi, sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, mệt hỏi, giữa những bộn bề của cuộc sống, một niềm vui nho nhỏ là đủ để giúp chúng ta tiếp tục cố gắng.

    Tìm đến board games chỉ đơn giản là để thư giãn thể xác và tâm trí

    Vì sao chúng ta chơi board games?

     ---

    Người viết: Horney Bee – Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:
    -[Review] Carcassonne - Hùng bá một phương.
    -[Tips] Ma sói: Chơi Sói là cả một nghệ thuật!
    -[Review] Blink of Death - Cú nháy mắt tử thần.

    Xem thêm

  • Top 5 Board Game cực kì "nhộn"

    0 comments / Posted on by Breaker Day


    Dành cho những bạn mới bước vào thế giới huyễn hoặc của board game, thích hợp với các nhóm nhỏ đến vừa cùng một khoảng thời gian khiêm tốn để chơi, các game dưới đây đã tạo chỗ đứng của nó trong lòng tất cả chúng ta.

    Các bạn hãy cùng Board Game Việt tìm hiểu những game vui vẻ đứng đầu và lí do tại sao chúng nổi tiếng thế nhé.

     1. Exploding Kitten 

    Meooooo 

    Exploding Kitten hay tên thân mật “Mèo nổ” đã gây tiếng vang lớn khi mới trình làng không lâu do cách chơi đơn giản và những lá bài cực kì dễ thương của mình … à thì cũng có chút đáng sợ nữa, nhưng hầu hết là dễ thương!

    “Mèo nổ” nhanh chóng được cộng đồng yêu mèo kiêm board game trên thế giới liệt vào danh sách hấp dẫn do độ bựa và khả năng tương tác cao với các người chơi khác. Bản thân Exploding Kitten chính là minh chứng lớn nhất khi nói về sự cuốn hút của board game… và mèo.

     

    Kaboom ... Méo Meo Meo Meo Meo

    2. Zombie Dice

    Zombie Dice - nơi tất cả chúng ta là bầy zombie đáng sợ đang đi săn tìm não. Game xoay quanh việc lắc hộp, móc xí ngầu ra và đổ! Zombie Dice cho bạn cảm giác hào hứng như đang đuổi theo bắt lấy con mồi… hoặc bị chúng bắn bể sọ!

    Game có nhiều yếu tố bất ngờ, tạo nên sự hấp dẫn trong các lần đổ. Bạn có là một con zombie cẩn trọng, ăn thịt từng bộ não một cách từ tốn hay bạn là kẻ liều lĩnh, ăn một lèo mười ba cái não để vỗ bụng cùng chiến thắng? Cái hay của game đến từ các viên xí ngầu ngẫu nhiên và cảm giác mới lạ của chính người chơi.

     


    Những viên xí ngầu bất ngờ ... và rất đáng sợ

    3.  Uno 

    Đã nói đến vui nhộn thì không thể bỏ qua kẻ-phá-hoại Uno. Đứng trước Uno, tất cả tình cảm (đặc biệt là tình bạn), trở nên thật nhỏ bé!

    Sử dụng những lá bài đầy màu sắc cùng cách đánh bài theo lượt, Uno sẽ làm cả đám cười lăn cười bò (đi kèm nguy cơ không nhìn mặt nhau vĩnh viễn!). Hãy gia cố cho căn nhà tình bạn của bạn trước khi thử sức với Uno nhé.

    Tất cả tình bạn thật nhỏ bé trước sự hiện diện của Uno


    4. Camel Up

    Chỉ với bối cảnh một cuộc đua lạc đà trên sa mạc, ngoại trừ một cái kim tự tháp to bự dùng để xoay xí ngầu thì cũng khó nói niềm vui Camel Up mang lại đến từ đâu.

    Có lẽ việc lộn ngược kì quan thế giới làm đồ đổ xúc xắc cũng rất vui đấy chứ.

     


    Cũng có thể do những con lạc đà khá dễ thương


    5. Skull

    Mang chút phong thái của Liar Dice, với Skull, mỗi người có ba thẻ bài hoa cùng một thẻ đầu lâu rùng rợn. Nơi đây mọi người phải phán đoán xem ai đặt hoa, ai đặt đầu lâu. Hoặc đơn giản là bỏ lượt và nhìn kẻ khác đau khổ.

    Bên cạnh ảnh hưởng của chiến thuật và tính toán, Skull cũng mang đến những pha cười đau cả bụng vì những màn lừa nhau ngoạn mục, hack não đau đớn. Bạn có thể ngạc nhiên trước độ lừa tình của mấy đứa bạn khi chơi skull đấy!
     
    Trò chơi của những cái đầu

     ---
    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn xem:
    6 Điều "cấm" khi chơi Board Game
    5 Cách Tìm Đồng Bọn Chơi Board Games
    [Phần 1] 7 Lưu ý để nắm ngay hướng chơi của một Board Game mới

    Xem thêm

  • 5 cách dụ tụi bạn chơi Board Game

    0 comments / Posted on by Thảo Hồ Phương


    Chơi game một mình là thứ chán nhất trần đời ! Nhưng bạn phải làm sao đây khi lũ bạn yêu quái chẳng biết gì về board game? Hãy nhẹ nhàng “khai sáng” cho họ, đưa họ tới con đường “chân lí” và “tốt đẹp” (và tận hưởng cảm giác sung sướng khi bắt nạt người mới) bằng những cách sau đây.

    1/ Bắt đầu từ những game cơ bản

    Với những người còn “thơ ngây” trước mị hoặc của board game, hãy tìm những thứ đơn giản, vui và dễ chơi với họ. Bạn không nhất thiết phải bắt đầu từ ma sói, dù đó cũng là một ý hay, bạn có những lựa chọn đơn giản như Roll For It, Halli Galli, hay Exploding Kitten (với tên thân mật là Mèo Nổ hay Mèo Cảm Tử) ...

    Những game với luật đơn giản cùng một bầu không khí vui vẻ sẽ là điểm khởi đầu tốt cho bất cứ ai. Bạn cũng nên tìm nhiều game nhỏ, và chơi mỗi cái một vài trận để tạo cảm giác mới lạ. Sau khi những “chú cừu” kia đã quen thuộc hơn, bạn có thể nâng dần độ khó của các game, hoặc thay đổi các thể loại khác, miễn sao nhóm bạn thấy thoải mái.

    (Exploding Kittens, game nhẹ nhàng cho các tâm hồn “trong sáng”)


    2/ Giữ không khí vui vẻ

    Điểm then chốt của board game là tạo cảm giác tích cực cho người khác. Nếu bạn có thể giữ không khí vui vẻ, mọi người sẽ nhớ đến game và có nhiều khả năng chơi lại hơn.

    Đừng quá cứng nhắc trong giảng luật hay thiết đặt cách chơi. Hãy pha trò, đùa giỡn như khi các bạn trêu chọc nhau. Hãy giữ nụ cười trên gương mặt các thành viên trong nhóm bạn. Bạn có thể chuẩn bị trước một vài trường hợp hài hước để làm ví dụ khi giảng luật game hay để bắt chuyện tạo không khí sôi động.

    Đám bạn đó càng vui, bạn càng thành công và xác suất cả đám chơi lại sẽ tăng lên rất nhiều.

    3/ Hãy chọn game theo sở thích chung

    Nếu mọi người trong nhóm đã biết về board game, bạn nên cân nhắc chọn những thể loại board game cả đám có thể cùng thưởng thức. 

    Ví dụ: nếu nhóm bạn chỉ đi tìm niềm vui, hãy chọn những game nhỏ, ngắn dễ dàng mang lại nụ cười. Nếu nhóm bạn là tập hợp của những con người thích nhập vai và lên kế hoạch, bạn nghĩ sao về ma sói hay bang? Hoặc, bạn có vui không khi cả đám “sát phạt” nhau bên chồng uno hay khi mọi người vừa giết chết con sói cuối cùng và đang ăn mừng chiến thắng?

    Hãy cân nhắc và chọn lựa. Bạn hiểu bạn mình, hãy tìm cách để tất cả cùng vui vẻ.

    (Hãy tìm kiếm ở tất cả một sở thích chung)


    4/Tận dụng những giờ nghỉ, café

    Board game không phải lúc nào cũng là hàng giờ bên bộ game, đánh hết trận này đến trận khác và ngốn cả buổi chiều. Đôi khi nó chỉ là một ván mèo nổ trong giờ nghỉ trưa, vài vòng uno trước lúc café thường lệ. Những phút giây giản đơn thế thôi nhưng làm tất cả lại gần nhau hơn, giúp mọi người thoải mái tinh thần trước khi bắt đầu những việc cần làm. Đó là board game, đó là mục đích khi nó được tạo ra, giúp mọi người vui vẻ, bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

    (Board game có thể chơi ở bất cứ đâu)


    5/ Vượt qua nỗi ngại ngùng

    Bạn ngại không biết đám kia có thích board game không? Bạn sợ làm cả đám chán hay trở thành một kẻ kì cục? Nhưng bạn sẽ không biết nếu bạn không thử. Board game là trò chơi cộng đồng, nó đơn giản và rất vui nên xác suất thành công của bạn khá cao. Và điều tệ nhất có thể xảy ra là gì? Mọi người mất vài phút nghe giảng luật và chia sẻ ý kiến. Liệu cái giá đó có đủ để ngăn bạn có những khoảng khắc cười nói bên bạn bè? Tự tin lên, bạn của tôi. Hãy tin là bạn có đủ khả năng đem lại nụ cười cho người khác. Có thể bạn sẽ thất bại, ai cũng sẽ thất bại, có thể đám bạn sẽ nhìn bạn chòng chọc không hiểu bạn đang nói gì … Bạn tôi, đừng để điều đó ngăn bạn chia sẻ niềm vui với thế giới của bạn. Vui vẻ lên, và cùng nhau đánh một trận board game nào!

    (Tự tin lên, bạn làm được)

    Dù bạn có làm gì, chơi gì, hãy nhớ, game hay cũng chỉ là game, quan trọng là bạn cùng bạn bè mình nhận được gì từ nó. Chúc các bạn có nhứng giây phút tuyệt vời cùng board game.

    ---
    Người viết: Day Breaker - Board Game Việt

    Có thể bạn muốn đọc..
    - Thế nào là một board game hay?

    - 3 bước chọn board game cho người mới?
    - [Chung Kết] Cuộc Thi Sáng Tạo Board Game - We Can Make Board Game! 2016.


    Xem thêm

  • Thế nào là một Board Game hay?

    0 comments / Posted on by BGV Company


    “Game đó có hay không?" - Một câu hỏi kinh điển của các board-gamers

    Vậy "board game hay" là gì? Làm sao biết được board game hay dở? Hãy cùng mình đào bới bí mật của thứ gọi là “Board Game hay” nhé.

     

    1/ Thứ mang đến cho bạn những giây phút thoải mái.

    Có một điều chúng ta phải đồng ý, một board game làm người chơi nó khó chịu từ đầu đến cuối không thể gọi là hay. Trong ván board game, chúng ta không chỉ chơi mà chúng ta còn tận hưởng nó. Giống ăn một cây kem hay uống một ly trà sữa, nếu cây kem quá chua hay ly trà sữa quá chát, bạn sẽ không hài lòng. Khi bạn “thưởng thức” game, bạn hài lòng về nó, bạn sẽ có những phút giây tuyệt vời.

    Tùy người mà chúng ta sẽ thích những khoảnh khắc khác nhau. Có thể đó là những giây phút giòn giã tiếng cười, lời nói tiếu lâm đan xen từng hành động. Cũng có thể là các thời khắc căng thẳng, và cảm xúc vỡ òa khi xí ngầu đem đến con số tối đa …

    Những lúc ấy bạn có vui không, có thoải mái không? Bạn có sẵn lòng chơi game đó một lần nữa? Khi đó, bạn biết rằng mình vừa đánh một trận game hay.

    (Game sẽ hay nếu nó làm bạn vui vẻ)

    2/ Là một “món ăn vừa vị”.

    Một board game không quá khó đến mức bạn không thể vượt qua, cũng không quá dễ nhìn như coi thường trí tuệ của bạn. Nơi bạn cảm nhận được khao khát chiến thắng, đồng thời phát cuồng tìm bước đi kế tiếp của mình. Bạn có từng vậy chưa?

    Bạn có từng vỡ òa trước cuộc lội ngược dòng ngoạn mục, mỉm cười khi đối thủ bước vào cái bẫy do bạn dựng lên, đau lòng khi thua sát nút, mắng chửi sao người ta may mắn đến vậy? Board game là nơi bạn có thể thắng, cũng có thể thua, nơi người chơi hơn thua nhau nước cờ cuối, đôi khi một chút may mắn thay đổi mọi thứ, nơi một nước đi sai lầm cũng tạo thành lỗi chí tử, lúc đó, bạn thấy thế nào?

    Ngọt, đắng, mặn, cay, … những gia vị của cuộc đời, cũng là phần âm hưởng của trận đánh. Một bộ game hòa trộn trong nó đủ mọi gia vị, để mỗi lần bạn chơi, bạn lại nếm một trải nghiệm mới, và nó vẫn ngon làm sao, vẫn đậm đà làm sao. 


    (Không quá khó, không quá dễ, và không phải game nào cũng làm được)

    3/ Là một người bạn.

    “Mày có bắt gặp mình ở trong tình trạng “ứ đọng” cảm xúc vì những cứ phải học tập làm việc? Cuối tuần thì chơi một ván Board Game để giải trí đi chứ!” - Đó sẽ là câu những đứa bạn xấu xa sử dụng để lôi kéo bạn vào bàn game (và đôi khi giết bạn một cách hết sức nhẫn tâm).

    Vậy bạn có cảm nhận được gì từ trận đấu? Bạn có thấy mình vui hơn, thư giãn hơn. Bạn có gửi vào đó cảm xúc của mình, để quân cờ hay lá bài xua đi cái mệt mỏi trong bạn, để rồi lại bơ phờ khi tuần mới bắt đầu, lại cứ mong cho hết tuần để cái đứa chết tiệt kia mời bạn một lần nữa.

    Đôi khi board game không chỉ là board game, đó là nơi bạn “đổ bỏ” những thứ tiêu cực trong người, để “refresh” lại cơ thể. Cũng như lúc bạn tâm sự để giải tỏa lo âu, chỉ là đằng này, bạn làm việc đó bằng cách đánh một trận board game tuyệt vời.
     


    (Một trận game hay là thứ rất tốt để giải tỏa cảm xúc)

    4/ Là một người thầy.

    Tất nhiên, bản thân bộ board game không thể dạy chúng ta điều gì mới, chính bản thân chúng ta làm điều đó qua từng ván board game.

    Hãy nhớ lại xem! Bạn có từng là một người nhút nhát, ngại phát biểu trước đám đông, để sau một vài trận sói, bạn nhận ra, à, nói chuyện không khó đến thế. Bạn có từng là một người qua loa, thiếu kế hoạch? Thế giờ bạn là ai sau khi chơi xong Game of Throne? Con người là một sinh vật tiến bộ, luôn phát triển, luôn tìm kiếm để xây dựng bản thân. Bạn học được gì từ những ván chơi Board Game? Bạn nhận ra ở mình điều gì mới? Liệu bạn có tìm ra sở trường kiêm sở đoản của mình?

    Nếu bạn nhận ra bất cứ điều gì mới về bản thân hoặc tìm ra những thứ mình có thể sửa đổi để tiến bộ, vậy đó là một board game hay. Rất hay. Là thứ bạn có thể vừa chơi, vừa hoàn thiện mình.

    (Bạn sẽ tài giỏi hơn, hãy tin vào điều đó)

    5/ Nó sẽ giúp bạn nhận ra đâu là thứ quan trọng với mình.

    Nói nghe có vẻ “siêu thực” nhưng đúng là vậy. Sau khi chơi một Board Game, thứ bạn nghĩ tới là gì? Nếu bạn thắng, bạn muốn chia sẻ nó với ai? Bạn muốn ai nhìn ngắm vinh quang của bạn, nhận ra công sức của bạn. Bạn muốn ai là người ghi nhớ thành tựu của bạn. Bạn muốn ai là người ngăn bạn “vượt rào cảm xúc”, muốn ôm ai nếu bạn buồn vì thua cuộc, muốn ai an ủi bạn khi “còn có chút xíuuuuu … là thắng rồi” ? Vậy, bạn muốn ở bên ai? Hay nghĩ ngược lại, có tin nhắn của ai làm bạn sẵn sàng dừng ván game hay nhất cuộc đời để lao tới bên họ? Vậy, với bạn, đó là ai?

    (Có lẽ sau tất cả, chỉ còn chúng mình ở lại với nhau)


    Một “board game hay” mang trong mình nhiều ý nghĩa, nhưng bạn cũng không cần phải toàn tâm toàn ý tìm kiếm đâu là “board game hay” trong đời. Hãy tận hưởng các trận đánh, tập trung suy nghĩ cùng cố hết sức mình, và đến một lúc nào đó, bạn chợt nhận ra: “À, game đó mới thật hay làm sao!”

    ---
    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt


    Có thể bạn muốn đọc: 
    Cách chọn board game phù hợp với bạn. 
    [Phần 1] 17 dấu hiệu chứng tỏ bạn là một đứa đầu gấu khi chơi board game.

    Xem thêm

  • [Phần 2] 7 Lưu ý để nắm ngay hướng chơi của một Board Game mới

    0 comments / Posted on by BGV Company


    Có lẽ chúng ta không lạ với việc một người chơi cũ hướng dẫn và cùng chơi với một người mới. Nhưng làm sao để người mới hiểu game nhanh và bắt kịp tốc độ với những người từng chơi kia?

    Dưới đây là một số tip từ những người đã trải nghiệm nhiều board game khác nhau có thể giúp bạn nhanh chóng bắt được hướng chơi một game mới.

    5 - Để ý những tiểu tiết khác ở xung quanh

    Nếu bạn chơi game trên một bản đồ, hãy để ý bản đồ đó có những thành phần nào, chia khu vực ra sao? Nếu bạn chơi những card game như sói hay dominion, để ý trên lá bài có những chi tiết nào, đâu là thứ cần quan tâm, có mấy loại bài, chúng có thể đi chung với nhau như thế nào.

    Cân nhắc những vấn đề nhỏ nhặt đó có thể cho bạn nhiều thông tin và cách giải quyết vấn đề hơn bạn tưởng.

    (Để ý những tiểu tiết giúp bạn nắm game nhanh hơn)

    6 - Lên một kế hoạch cơ bản

    Dựa theo những điều ở trên, bạn đã có thể lập cho mình một kế hoạch đơn giản. Hãy đặt ra các mục tiêu và nghĩ ra kế hoạch để đạt được nó. Bạn có thể thay đổi kế hoạch linh hoạt khi game tiến triển hơn và bạn hiểu hơn về nó, chỉ cần kế hoạch của bạn vẫn thỏa mục đích cuối cùng. Hoặc bạn cũng có thể tiếp nhận ý kiến và quan sát các hành động của mọi người để thay đổi kế hoạch linh hoạt.

    Hãy đặt mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện nó, việc đó sẽ giúp bạn hiểu rất rõ về game, cũng như bước một bước trên con đường chiến thắng.

    7 - Lợi dụng leadgame tối đa

    Sau khi đã nghe hướng dẫn và đang trong quá trình chơi, đừng ngại hỏi người khác về những gì bạn còn thắc mắc. Đặc biệt, trong một hai game đầu, bạn có thể hỏi về các chiến thuật cơ bản hay những nước đầu hợp lí.

    Lời khuyên của chuyên gia: bạn nên bắt đầu tự quyết định nước đi càng sớm càng tốt. Vì khi bạn tự quyết nó, dù đúng dù sai, bạn đều hiểu hơn một chút cách game hoạt động. Khi cảm thấy sai, hãy tự hỏi xem bạn sai chỗ nào, tại sao và nên làm gì lúc đó.

    Tóm lại, tự trải nghiệm và tự quyết định các vấn đề sẽ luôn là cách hiểu game nhanh nhất.

    (Hãy lợi dụng những con người “tốt bụng” này)

    Những cách trên chỉ là một số cách đơn giản giúp bạn nhanh chóng nhập cuộc vào game. Còn để hiểu những chiến thuật và các tính toán sâu xa hơn, bạn cần phải chơi nhiều lần hoặc có một đầu óc phân tích cực kì cao. Dù sao, nếu bạn có thể nhanh bắt nhịp game, game sẽ tự mở đường cho bạn, và khi bạn đã thân thuộc với các chiến thuật của nó, đừng quên mở lòng chỉ dẫn cho những tâm hồn tươi trẻ khi mới bước vào game. :cheer:

    ---
    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:
    Cách chọn Board Game phù hợp với bạn.
    [Phần 1] 7 Lưu ý để nắm ngay hướng chơi của một Board Game mới
    Cách tìm bạn cùng chơi Board Game.

    Xem thêm

  • [Phần 1] 7 Lưu ý để nắm ngay hướng chơi của một Board Game mới

    0 comments / Posted on by BGV Company


    Có lẽ chúng ta không lạ với điều này vì Board Game chủ yếu là người cũ chỉ người mới. Nhưng làm sao để hiểu game nhanh và bắt kịp tốc độ với những người từng chơi? Dưới đây là một số tip từ những người đã trải nghiệm nhiều board game khác nhau, có thể giúp bạn nhanh chóng bắt được hướng chơi một board game mới.

    1 - Điều kiện thắng


    Bước đầu tiên khi bắt đầu tìm hiểu luật một board game là phải xem điều kiện thắng của nó. Bạn thắng khi bạn đủ điểm, tiền … hay khi bạn giết được bên A, bên B … Game càng rắc rối thì điều kiện thắng càng nhiều. Với những game phức tạp độ khó cao thì xác định điều kiện thắng rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến chiến thuật cả game của bạn. Vậy bước đầu tiên để thắng, bạn phải biết mình thắng như thế nào.


    (Điều kiện thắng luôn là thứ khởi đầu khi tìm hiểu về game)

    2- Bạn là ai? Và vậy phải làm như thế nào?


    “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng.” Biết vai mình sẽ trở thành trong game sẽ liên quan tới cách bạn ảnh hưởng đến game như thế nào. Bạn là một thương nhân với mục tiêu là tiền bạc và tài sản? Bạn là một ma sói với mục tiêu  là tiêu diệt dân chúng vô tri? Bạn là lãnh đạo chủng tộc ngoài hành tinh với mục tiêu bá chủ vũ trụ? Sau đó, hãy xem với nhân vật này, bạn có thể tương tác với game ra sao? Đâu là những cơ chế giúp bạn ảnh hưởng tới kết quả của game? Xem xét chỗ nào ngẫu nhiên, chỗ nào điều khiển được, biết bạn sẽ làm gì giúp bạn hiểu và nhập vào guồng game nhanh hơn.



    (Bạn là ai? Bạn sẽ làm gì?)

    3- Những hành động bạn có thể thực hiện

    Đa số các game đều cho các bạn một số hành động. Những hành động này có thể giống nhau hay khác nhau với mọi người. Để ý bạn có thể / không thể làm gì, từ đó cân nhắc bạn nên làm gì. Ví dụ trong game Dead of Winter, bạn có thể tìm kiếm hoặc chiến đấu với zombies, xây rào, đóng góp và giải quyết khủng hoảng … cân nhắc giữa những lựa chọn đó, đồng thời để ý bạn có khả năng gì để thu về lợi ích tốt nhất. Làm được đến đây thì bạn có thể tự mình chiến đấu thoải mái rồi.
     

     4 - Để ý lượt người chơi khác

    Thường khi vào game, người biết chơi sẽ đi trước hoặc người đi trước được leadgame hướng dẫn nhiệt tình. Hãy để ý xem họ làm gì trong lượt, tại sao họ làm vậy. Sau đó áp dụng lại cho mình. Mình có thể làm gì trong lượt mình, làm vậy có ích gì? Quan sát người khác cũng cho ta thông tin về họ. Chiến thuật tạm thời của họ là gì? Tính cách sơ lược của họ nếu là người lạ, cách đánh này nó đã dùng qua chưa nếu là người quen. Một điều quan trong là bạn nên chú ý các chi tiết nhỏ nhặt thường bị bỏ qua. Nhiều game có một vài hành động mang lại lợi ích rất lớn vào đầu game và thường được những người đi đầu có kinh nghiệm sử dụng để đem lại lợi ích. Để ý những việc đó sẽ giúp bạn đưa ra chiến thuật hợp lí và giảm thiểu số sai lầm hay mắc phải.


    Còn tiếp... 
    [Phần 2] 7 Lưu ý để nắm ngay hướng chơi của một Board Game mới.
    ---
    Người viết: Hà Đức Thiện - Board Game Việt

    Có thể bạn muốn đọc:
    5 cách tìm đồng bọn chơi Board Game.

    Xem thêm