Ô ăn quan boardgame dân gian của trẻ em Việt Nam

0 comments / Posted on by Thảo Hồ Phương

Tuổi thơ của chúng ta ở hiện tại có rất nhiều trò chơi để trải nghiệm nhưng hãy nhìn lại thời xưa khi ông bà ta còn nhỏ họ không có vật chất và phương tiện nhưng vẫn sáng tạo ra những trò chơi boardgame nhanh chóng tiện lợi và rất thông minh. Đại diện chính là Ô ăn quan 


Ô ăn quan gọi tắt là ăn quan hoặc ô quan là boardgame dân gian của trẻ em Việt Nam nhất là trẻ em người Kinh , thường chủ yếu là bé gái. Một trò chơi chiến thuật, đòi hỏi suy nghĩ logic, thường dành cho hai người . Vật liệu để bày ra trò chơi rất đa dạng, dễ kiếm, địa điểm chơi linh động, độ thú vị kéo dài đến phút cuối, thích hợp để các bé chơi và phát triển tư duy sáng tạo.

1.Nguồn gốc lâu đời:
Ô ăn quan hiện chưa rỏ nguồn gốc xuất phát từ đâu nhưng chắc chắn một điều trò chơi này đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Ô ăn quan lấy cảm hứng từ những cách đồng lúa nước. Ô ăn quan đã từng được phổ biến khắp ba miền BẮC-TRUNG-NAM nhưng từ từ bị quên lãng và rất ít trẻ em hay người lớn nào nắm chính xác luật chơi và cách tính điểm trò chơi này.

2.Khâu chuẩn bị:

Bàn cờ: Bàn cờ Ô ăn quan được kẻ trên mặt bằng tương đối bằng phẳng (ví dụ : nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng…), kích thước linh hoạt miễn là đảm bảo chia đủ ô cần thiết để chứa quân và không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân. Bàn cờ có một hình chữ nhật lớn sau đó chia hình chữ nhật thành 10 hình vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng . Ở hai cạnh ngắn của hình chữ nhật lớn, kẻ hai ô bán nguyệt hoặc vòng cung hướng ra phía ngoài. Ô vuông là ô quan và 2 ô hình bán nguyệt hay vòng cung là ô quan.
Quân chơi: gồm có quan và dân được thu thập từ nhiều chất liệu khác nhau có kích thước tương đối dễ cầm nắm nhưng chắc rằng quân quan luôn lớn hơn quân dân để dễ phân biệt. Số lượng quân quan thường là 2, còn quân dân tùy vào luật chơi nhưng đa phần là 50 
Bố trí :  Quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường là 2 người chơi, mỗi người ngồi ở hai bên cạnh dài hơn của hình chữ nhật. Những ô vuông thuộc quyền kiểm soát của bên nào thì người chơi ngồi bên đó.

3.Luật chơi:
Bàn chơi sẵng sàn

_Mục tiêu hàng đầu cần đạt được để chiến thắng: Muốn là người thắng cuộc trong trò chơi này khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
_Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. 

_Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:
Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm.
Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.
_Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.



Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
 Ô ăn quan cho nhiều hơn hai người chơi 

Ô ăn quan dành cho 3 người :
Ô ăn quan dành cho 4 người chơi :
Hãy ôn lại tuổi thơ với trò chơi này nhé !

0 comments

Leave a comment

All blog comments are checked prior to publishing