• [Review] The Castle Of The Devil : Chuyến Xe Ngựa Tới Lâu Đài Của Quỷ

    0 comments / Posted on by Thinker None


    Một chiếc xe ngựa cô độc đang leo lên hẻm núi chật hẹp trong màn mây mù màu than bao phủ. Người xa phu nóng lòng thúc giục chú ngựa đen huyền để nhanh chóng tới nơi một cách nhanh nhất có thể. Một tia chớp xé ngang trời, làm lộ ra một tòa lâu đài u ám, kì dị đầy vẻ quỷ quyệt ở đằng xa…

    1. Bối cảnh

    Trong chuyến xe ấy là những người của hai hội bí mật hoàn toàn khác nhau với những mối thù không đội trời chung. Bạn là một trong số họ, nhưng bạn lại không biết ai là bạn ai là thù và bạn cũng chính là mục tiêu phải loại trừ của họ. Bạn cần thông tin từ họ. Liệu bạn sẽ thất bại dưới tay của kẻ thù hay liên kết với đồng minh để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ ?


    2. Tổng thể             

    Là một thể loại board game ẩn vai quen thuộc như Ma Sói, Tam Quốc Sát,...nhưng The Castle Of The Devil thu hút người chơi bởi cách chơi đơn giản và đầy thử thách, xuyên suốt cuộc chơi là những màn đọ sức, đấu trí, lừa dối lẫn nhau để lấy được thông tin giúp bạn chiến thắng.      

    3. Luật chơi    

    Người chơi hành động theo lượt theo chiều kim đồng hồ. Chọn người đi đầu tiên. Trong lượt của bạn, bạn phải chọn một trong các hành động sau:

    1. Trao đổi bảo vật: Đặt úp 1 lá bảo vật và đưa cho 1 người xem để người đó quyết định lấy hay không. Nếu đồng ý , người đó phải úp một lá của họ và đưa lại cho bạn lá vừa úp. Nếu không thì bạn giữ lại lá vừa úp và qua lượt.Khi bạn trao đổi bảo vật “Túi” với người khác thì bạn được rút thêm một lá , nhưng khi bạn trao đổi “Túi” với “Túi” thì bạn không được rút thêm lá nào.
    2. Tấn công: Bạn chọn tấn công một mục tiêu và mọi người biểu quyết tấn công hay phòng thủ theo lượt. Nếu tấn công thắng thì bạn có thể xem hết bài trên tay đối thủ và cướp một bảo vật từ đối phương, ngược lại nếu phòng thủ thắng.

    Trò chơi kết thúc khi có người đưa ra tuyên bố người nào phe mình và người đó đang giữ bao nhiêu vật phẩm của phe mình hoặc chỉ định người nào của phe khác và đang giữ bao nhiêu vật phẩm của phe bên kia.

    4. Kết luận

    • Board game The Castle Of The Devil có cách chơi tương đối đơn giản nhưng kịch tính với những màn đấu trí vô cùng gây cấn giữa người chơi với nhau.
    • Rất thích hợp với nhóm bạn từ 4-8 người.
    • Không chỉ lôi cuốn về nội dung, The Castle Of The Devil còn hấp dẫn người chơi với hình ảnh được đặc biệt thiết kế bởi Eckhard Freytag và Lukas Zach chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.



      "Nghía" qua những bí mật của The Castle Of The Devil tại đây !

    ---

    Người viết: Thinker - Board Games Việt


    Có thể bạn muốn đọc :

    [Review] Tam Quốc Sát nội chiến - Đấu trí, tương tác... hay hơn Bang!?

    [Review] One Night - Ma sói trong một đêm với cách chơi sáng tạo

    [Tips] Ma Sói: Quản trò - Hé lộ những chức năng mở rộng kì thú

    Xem thêm

  • [Review] ManaSurge - Một tựa game giống, mà không quá giống, Uno

    0 comments / Posted on by Breaker Day


    Một tựa game được để ý với độ "bựa" vượt mặt Uno mang đến nhiều hứng thú cho làng Board Game cả nước. ManaSurge là Board Game của các phù thủy tài ba, những người đã đạt tới trình độ bậc thầy trong điều khiển sự kì diệu của phép thuật. Và bạn, cũng có thể trở thành một thành viên trong số họ!


    1. Cốt truyện

    ManaSurge là một thế giới "muôn phép vạn màu", nơi mỗi người là một thầy phù thủy tài ba với vô vàn phép thuật mạnh mẽ. Mỗi phép thuật lại mang hơi thở của một nguyên tố khác nhau, đồng thời có những đặc trưng riêng biệt. Một ma pháp sư tài ba sẽ có khả năng điều khiển dòng phép thuật, vốn hỗn loạn, và thăng hoa nó lên thành nghệ thuật.

    Bạn sẽ đi tới đâu, trong thế giới nơi các pháp sư cạnh tranh nhau về tài năng và danh tiếng? Bạn rồi sẽ trở thành ai, và đạt đến vinh quang sáng chói đến chừng nào!


    2. Cách chơi

    Cách chơi của ManaSurge tương đối dễ hiểu, người thấp điểm nhất trên bàn sẽ đánh ra một phép khởi điểm và chọn vòng. Người sau phải đánh ra một phép với số lớn hơn hoặc bằng lá phép có số lớn nhất trong vòng (trừ khi lá phép khởi điểm có yêu cầu khác). Bất cứ ai sử dụng lá bài cùng loại với phép khởi điểm lấy một tinh thể (tương ứng với một điểm) và đặt trên lá bài đó.

    Vòng chơi tiếp tục cho đến khi có một người không thể dùng bài trong lượt của mình, phép thuật thoát ra khỏi vòng kiểm soát và người đó phải nhận sát thương tương ứng tùy từng phép. Nếu một người có nhiều hơn 4 sát thương, người đó phải bỏ toàn bộ bài trên tay, rút số bài bằng số sát thương họ nhận và mất một điểm.

    Tùy theo số người chơi mà điểm chiến thắng có thể thay đổi từ 10-13 điểm. Các lá bài phép giúp bạn kiểm soát cuộc chơi dễ giàng và bất cứ khi nào bạn mất lá cuối cùng trên tay, chuỗi phép thăng hoa dưới sự điều khiển tài tình của bạn, lấy về 2 điểm và bạn sẽ tiếp tục vòng chơi với 5 lá bài mới, sẵn sàng cho chuỗi phép tiếp theo.



    3. Nhận xét chung

    - Cách chơi

    Cách chơi của ManaSurge khá đơn giản khi chỉ cần dùng bài trên tay sao cho hiệu quả nhất. Có khá ít thứ để tính và bạn không cần quá để ý người khác có gì. Niềm vui của ManaSurge, tương tự với Uno, là nhìn mấy đứa bạn "đau khổ". Cách chơi không tính là mới, thế mà không tạo ra cảm giác cũ kĩ. Một trong những lí do game thành công, có lẽ, chính từ sự nhẹ nhàng do cách chơi mà game mang lại.


    - Thiết kế

    Các lá bài của game làm rất đẹp, vừa tay. Các thể loại phép khác nhau có những cách biểu hiện rất khác. Hỏa bập bùng, lôi chớp giật, phong phiêu phù, thổ cương mãnh,...Các đặc tính được họa sĩ thể hiện rất rõ ràng.

    Token điểm đơn giản, dễ nhìn nhưng không thô thiển. Nói chung, đồ họa và chất lượng của ManaSurge đều ở mức khá, không được coi là điểm nhấn chất lượng, cũng không phải nét đáng chê. Một thiết kế đã diễn tròn vai, truyền đi cái hồn của tác giả.


    - Kết luận

    Dễ tiếp cận, vừa vui, ManaSurge là một nét chấm nhẹ cho những buổi chiều dài đáng chán. Là chút gia vị cho buổi gặp mặt thêm ngọt ngào, đáng nhớ.

    + Đơn giản, dễ chơi, dễ nhớ.

    + Vui, một hình thức mới ngoài Uno để "bắt nạt" bạn bè.

    + Đồ họa ổn, lá bài chất lượng tốt, token đẹp.


    Để bước chân vào thế giới ma pháp, click ngay tại: https://boardgameviet.vn/products/manasurge-tran-chien-phep-thuat-board-game


    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Game Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    Top 6 Board Games giúp bạn mở đầu câu chuyện ngày Tết!

    [Tips Ma Sói] Thợ săn - Mạnh Mẽ, Cứng Rắn, Táo Bạo

    5 Cách dụ tụi bạn chơi Board Games

    Xem thêm

  • [Tips Ma Sói] Thợ săn - Mạnh Mẽ, Cứng Rắn, Táo Bạo

    0 comments / Posted on by Franchise BGV


    Thợ Săn là chức năng có thể xem như một con dao hai lưỡi với kĩ năng khá bá đạo: kéo người khác chết chung.

    Nếu chọn sai người để “nhắm” thì sẽ rất tai hại cho phe Dân, tuy nhiên nếu chọn đúng sói thì thợ săn quả là cơn ác mộng kinh hoàng. Hãy cùng Board Game Việt điểm qua các hướng dẫn cho một thợ săn tài giỏi nào!


    Sử dụng yếu tố bất ngờ, nhưng đừng để bị bất ngờ!




    1. Nhắm kẻ khả nghi

    Nếu bạn có cơ sở để nghi ngờ ai đó thì hãy luôn đặt kẻ đó trong tầm ngắm của mình. Điểm đặc biệt của Thợ Săn là có thể chọn một người làm mục tiêu của mình liên tục mà không phải đổi mục tiêu đêm tiếp theo, do đó để tránh kéo nhầm người dân hãy cứ chọn một mục tiêu khả nghi nhất của mình.

    Quan trọng là bạn cần phân biệt giữa người mình nghi ngờ và người mình ghét, vì người mà mình có ác cảm chưa chắc là sói đâu!


    Nhắm kẻ khả nghi và tiêu diệt hắn


    2. Lên giàn? Không sao cả!

    Đây là lúc bạn phải lộ diện bản thân, hãy cho người chơi khác biết bạn là thợ săn, khi bạn lên giàn tức là bạn đang dần mất lòng tin từ người chơi khác, cho nên hãy lộ chức năng theo kiểu đe dọa: “ Mình là Thợ Săn, và nếu không tin thì cứ cho mình chết và mình sẽ kéo một người theo mình!”. 

    Chức năng của bạn rất dễ được nhận diện vì khi chết, một người khác sẽ chôn chung cùng bạn, vì thế rất khó để mạo nhận thợ săn. Vậy nên khi bạn lộ chức năng, hầu hết Dân Làng đều sẽ tin tưởng bạn. Hãy tận dụng điều này để giúp bạn sống sót lâu hơn nhé.

     


    Bản thân thợ săn là một chức năng rất ngầu

    3. Giương đông kích tây

    Khi bạn đã lộ vai trò thì sói rất hiếm khi cắn bạn, mà chúng sẽ chờ bạn nghi ngờ một người dân khác rồi mới ra tay. Do đó nếu nắm được ai là sói, sao bạn không thử tạo ra một cuộc cãi vã với người Dân. Nhấn mạnh rằng bạn nghi người đó là sói (thực sự bạn biết không phải) rồi đêm xuống hãy nhắm vào sói, bằng cách này bạn dễ dàng kéo sói theo với mình khiến chúng bất ngờ khi mất đi nhân lực đột ngột.


    Thợ săn trong bộ Ma sói: Miller

    Hãy nhớ bạn chơi Thợ Săn không phải để sống sót lâu nhất có thể mà là tìm ra sói và kéo chúng theo với bạn, hãy áp dụng những lời khuyên và kinh nghiệm chơi của bạn để trở thành ác mộng của sói.

    Còn chờ gì nữa mà không vào cuộc đi săn cùng bộ bài "Ma Sói" ngay tại đây!

    ---

    Người viết: Aiden - Board Game Việt

    Có thể bạn muốn xem:

    [Review] Dixit – Chuyến phiêu lưu của kẻ mộng mơ

    5 lý do chúng ta không thích Board Game và cách "chữa trị"

    - [Tips] Ma Sói: Dân Làng - Liên Minh Công Nông

    Xem thêm

  • [Tips] Shadow Hunters - Thợ săn hay con mồi ?

    0 comments / Posted on by Breaker Day


    Shadow Hunter, tựa game nhập vai đánh đấm được các nhóm bạn trẻ chào đón và yêu thích. Tất nhiên, bạn có thể chơi game chẳng cần gì chiến với chả thuật nhưng trận chiến sẽ vui và căng não hơn nhiều nếu có một "kế hoạch tác chiến" phù hợp cùng các bước di chuyển thông minh.

    Nếu bạn là một thằng mê tính toán, và thích thắng (như tôi), chơi game bằng bộ não luôn là thứ hấp dẫn chí mạng. Dưới đây là một vài chiến lược cơ bản bạn có thể áp dụng để giảm khả năng thất bại, đồng thời tận hưởng niềm vui của bộ game nhập vai - chiến thuật khá hot này. Thợ săn, hay con mồi, tùy bạn!

    Nếu bạn chưa biết về Shadow Hunter, bạn có thể tìm hiểu tại: 

    [Review] Shadow Hunters - Bóng Ma Và Thợ Săn


    Shadow Hunter thuộc loại Board Game nhập vai, chiến thuật

    1. Thời điểm lộ diện phải mang lại ảnh hưởng lớn nhất lên bàn

    Có một định kiến khá dễ nhầm trong Shadow Hunter là "Cứ phải lật mặt mới chơi được chứ!". Đúng, nhưng chưa đủ. Úp mặt nghĩa là không thực hiện được kỹ năng nhưng lại rất cần thiết vì đây là công tác chuẩn bị cho trận chiến của bạn. 

    Tại sao vậy ư? Khi bạn úp mặt, cả bàn không thể khẳng định bạn là ai, qua đó không thể biết sức mạnh phe bạn tới đâu. Thông thường, người chơi có xu hướng cân bằng sức mạnh giữa các phe (điều này đúng trong trường hợp các Neutral, vì họ cần thời gian để thắng). Đó là tại sao bạn nghe rất nhiều lần câu "Đánh mày cho mày lên chơi chung với tụi tao!!!".

    Ẩn vai, không ai chắc chắn được điều gì. Như vậy, phe nào lật lên trước, phe đó được tính là mạnh (như việc 2 Shadow mới chốc đã lật lên mà còn khá nhiều máu). Và theo thông lệ bình thường, các Neutral sẽ trợ giúp Hunter để cân bằng cuộc chơi. Do vậy, lên mặt không chỉ quan trọng với Hunter (với sức mạnh đa số dùng 1 lần), nó cũng nắm một vai trò then chốt trong chiến lược toàn cục của Shadow nữa.


    Khi bạn đã lên, máu phải đổ

    2. Giết ai, giết lúc nào, giết như thế nào

    Nghe có vẻ dài và thừa thãi. "Giết thì cứ giết thôi.", nhỉ? 

    Một trong những cái hay của Shadow Hunter là bạn không biết nhân vật nào gia nhập vào chiến trận. Bạn không rõ Shadow có ai, Hunter có ai, và đặc biệt nhất là đám Neutral là ai. Nếu bạn là Shadow, giết ngay một Hunter hay một Neutral khác có thể đem lại lợi thế tức thời, nhưng nếu game có Daniel thì chẳng khác gì Hunter tuyển thêm lính. Còn xui xui bạn giết luôn con Daniel thì đúng là hài kịch.

    Do đó, giết ai rất quan trọng. Đâu là kẻ mạnh nhất của team địch? Đâu chỉ là chim mồi của địch? Và quan trọng nhất, đâu là đồng đội của mình? Trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ có luôn đáp án cho vấn đề: Giờ phải giết kẻ nào?

    Giết như thế nào! Nghe ngu không tưởng nhưng thật sự có tồn tại một câu hỏi như vậy, đặc biệt khi bạn là Hunter. Với Hunter, có 3 cách chính đẩy máu một người lên cao: dùng bài, dùng chức năng và tấn công cơ bản. Khi một người gần chết, bạn nên dùng gì? Chức năng thì chỉ thể xài 1 lần nhưng đảm bảo sát thương chắc chắn, hay dùng lá bài mới rút? Cân nhắc và cẩn thận, miễn là xí ngầu không dở chứng, chiến thắng sẽ đến thôi.

    Giết ai? Giết lúc nào?

    3. Để ý thông tin trên bàn

    Ai có vật phẩm gì, chức năng gì? Người này đã biết phe ai? Họ tập trung làm gì? Những thông tin tưởng chừng vô nghĩa nếu được quan tâm đúng mực sẽ đem lại lợi thế thông tin cho bạn trước người chơi khác. Với thông tin, bạn có thể lên một kế hoạch tốt hơn, biết được mình cần đánh ai hay cần thêm thông tin gì khác. Đơn giản, "kiến thức là sức mạnh". Bạn càng mạnh, càng dễ thắng.

    Kiến thức là sức mạnh

    4. Nghệ thuật sử dụng chức năng

    Chức năng là nét đặc trưng của các nhân vật trong Shadow Hunter. Mỗi người đều có đặc điểm riêng biệt, nhưng không phải cứ dùng là tốt. Ví dụ như Werewolf, bạn lật lên để phản đòn cho cú đánh vừa rồi, gây được lượng sát thương kha khá.

    Tuy nhiên, từ đó về sau bạn rất ít bị đánh, những tên còn lại nhào vô "hội đồng" thằng đồng đội Vampire trước, rồi mới bắt tay tiêu diệt bạn. Như vậy, vô hình chung chức năng của bạn không thể thực hiện, mất đi công dụng chịu đòn của Sói, gây thiệt hại chí mạng trong chiến lược của bạn.

    Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn với Hunter, khi hầu hết chức năng chỉ sử dụng được một lần. Bạn sẽ rất tiếc nếu Vampire hay Wright chỉ còn 2 3 máu mà không thể tấn công được, nếu lúc đó có chức năng của Franklin hay George, mọi thứ được giải quyết rất dễ dàng.

    Chức năng là một nghệ thuật và người nghệ sĩ giỏi sẽ làm nghệ thuật của bản thân thăng hoa thành tuyệt tác.

    "Đó là một thứ nghệ thuật dài dòng..."

    5. Lựa chọn trang bị, tước đoạt thứ cần thiết trên tay đối phương

    Một vài trang bị vào đúng tay người dùng sẽ đem lại hiệu quả không ngờ. Như Bob cầm khẩu súng tiểu liên hay Vampire cầm thanh ma kiếm vậy. Nếu bạn để lâu, những lá đó sẽ tăng sức mạng cho người sở hữu, dẫn đến cuộc thua chóng vánh không ngờ được. 

    Lựa chọn trang bị cho bản thân tùy thuộc nhân vật, chức năng và phong cách của bạn. Allie chủ yếu tìm các lá trắng có công dụng hồi phục và phòng ngự trong khi Charles, ngược lại, tìm các lá đen để tăng lực sát thương. Đặc biệt khi bạn được số 7, bạn cần cân nhắc dừng ở đâu để lượt sau bạn có khả năng vào những địa điểm có chồng bài bạn cần rút.


    Có nhiều cách kết hợp trang bị rất tuyệt

    Shadow Hunter là một Board Game rất hay. Bạn có thể chơi "mù quáng" mà vẫn vui. Dù sao, trong ngu kiến của mình, tính toán là thứ gia vị ăn kèm nên có. Shadow hấp dẫn hơn một trận ẩu đả bình thường, bạn có nghĩ vậy không?


    Bạn nghĩ sao?


    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    Những câu chuyện bên lề về các nhân vật của Shadow Hunter

    [Tips] Ma Sói: Quản trò - Hé lộ những chức năng mở rộng kì thú

    [Review] Dead Man's Draw - Tấm vé cho người mới bắt đầu!

    Xem thêm

  • [Review] Blood Bound - Suy luận, dối trá và chiến thuật, đáng không?

    0 comments / Posted on by Breaker Day


    Ma cà rồng là chủ đề được khai thác từ rất lâu trước đây. Những câu chuyện về chúng làm say mê con người bằng cái mị lực không thể chối bỏ. Hôm nay, vào thời điểm tăm tối nhất, hai quân đoàn sẽ trỗi dậy, và cuộc chiến ngàn năm một lần nữa bắt đầu, cuộc chiến trong Blood Bound, nợ máu trả bằng máu.


    Blood Bound - Máu gọi máu

    Muốn nhảy ngay vào cuộc chiến? Tìm tại: http://boardgamesviet.com/search?q=blood+bound


    1. Cốt truyện

    Blood Bound, cuộc tranh chấp cổ xưa giữa hai đại gia tộc ma cà rồng, tộc sói và tộc hoa hồng. Bóng tối dần bao phủ thành phố, che chắn những đứa con của màn đêm khỏi ánh nhìn của kẻ khác. Bạn không biết ai là ai, mỗi người có một thân phận và chức năng riêng của mình.

    Cả thành phố nín thở trước cái bóng to lớn của cuộc chiến khốc liệt sắp tới. Ai sẽ sống, ai sẽ bị bắt giữ, ai là người vươn lên quyền lực? Một cuộc đổ máu không thể tránh khỏi!


    2. Cách chơi

    Với Blood Bound, mỗi người sẽ có một lá bài, một thân phận đặc biệt với con số và chức năng khác nhau. Mỗi gia tộc có một tộc trưởng, là người có quyền lực nhất trong tộc tương ứng với con số cao nhất. Bất cứ ai tiêu diệt được tộc trưởng của đối phương sẽ là người chiến thắng. Trong trường hợp người bị tiêu diệt không phải tộc trưởng, đơn giản, đội của bạn sẽ thua. Các chức năng cũng như phe được giữ bí mật, vào đầu game, bạn chỉ biết phe của người bên trái, sau đó cuộc chiến bắt đầu.

    Một người sẽ cầm Thanh kiếm của sự diệt vong và sẽ dùng nó để gây sát thương cho người khác. Sau khi nhận thiệt hại, người đó phải lấy một token đặc trưng của bản thân mình. Nó có thể là chấm hỏi, đỏ hay xanh và con số quyền lực của lá bài đó. Khi một người bị tấn công, một người khác có thể nhảy ra nhận thay sát thương thay nếu người đó chưa lộ số, người đó bắt buộc phải lấy số của mình (gần như là để lộ thân phận của bản thân). 

    Khi bạn nhận sát thương, bạn có thể lấy ngay số của mình để kích hoạt chức năng của lá bài. Mỗi lá bài có chức năng riêng, và sẽ mang lại lợi thế nhất định cho phe của mình nếu dùng đúng. 

    Nói chung, đây là một game đồng đội, dối trá, lừa lọc và chiến thuật. Một chiến thuật tốt sẽ cho bạn những điểm mạnh, điểm mạnh cho bạn lợi thế và lợi thế đem về chiến thắng cho toàn đội.

    Một trò chơi có quá nhiều nét hấp dẫn

    Nhận xét cách chơi:

    Dối trá và suy luận. Chiến thuật và mục tiêu. Trọng yếu của game là thời điểm. Đâu là lúc lộ phe? Đâu là lúc lộ thân phận? Lúc nào nên kích hoạt chức năng? ... Tất cả những câu hỏi đó sẽ xoay vòng liên tục và bạn cần một tâm trí bình tĩnh, sáng suốt để tìm ra câu trả lời.

    Xét ra, Blood Bound là một game trả lời câu hỏi, xử lý tình huống. Nơi đây, chúng ta cần một người lãnh đạo. Mọi thông tin phải được thống nhất và chiến lược cần tiến hành triệt để. Khi bạn đã hoàn toàn làm chủ những điều trên, lúc đó, Blood Bound sẽ không còn hấp dẫn tâm trí của bạn nữa. Một bộ game giúp bạn giỏi lên thành một người lãnh đạo.


    3. Thiết kế

    Thiết kế là cái hay, cũng là điểm trừ lớn của Blood Bound. Các thẻ nhân vật diễn tả từng chi tiết, đường nét nhân vật. Hình do người thật cosplay nên không có gì để chê. Nét mặt, quần áo, hành động, phụ kiện quá tuyệt vời. Không chỉ diễn tả tính cách của nhân vật, các phụ kiện được thay đổi cho hợp với chức năng từng người. Nhân vật, không có gì để chê, trọn điểm (thậm chí cả mặt sau cũng mang nét huyền bí gì đó).

    Tiếc thay, các thẻ thực hiện chức năng lại là điểm trừ tuyệt đối. Hình ảnh đơn, thô, không mang nét đặc sắc. Màu làm thô. Có quá nhiều thứ để nói, bạn sẽ nhận ra khi thấy chồng token chức năng này. Thật đáng tiếc!

    Hộp game nhỏ xinh. Bìa hộp đã gợi nên sự căng thẳng và cái nét của Blood Bound. Lá bài cứng, to, vừa vặn nằm gọn trong hộp cùng một thanh kiếm rất cool. Nếu chỉ xét các thành phần chính, đây là một bộ game rất đáng. Chỉ còn vài hạt sạn nhỏ, tiếc thay, tiếc thay...

    Hình ảnh nhân vật là nét tuyệt vời nhất của game

    4. Kết luận

    Đáng hay không? Câu hỏi này bạn phải tự mình trải nghiệm và trả lời. Tuy nhiên, nếu bạn là một fan ma cà rồng hay một đứa thích tưởng tượng như mình, mua Blood Bound về và ngắm cũng đã lắm luôn. 


    Đem về ngắm cũng đã lắm

    Ưu điểm:

    - Suy luận, giao tiếp, dối trá, chiến thuật - tất cả trong một bộ Board Game.

    - Hình ảnh nhân vật xứng đáng một điểm 10.

    - Theme ma cà rồng được thể hiện tròn vai.


    Khuyết điểm:

    - Một vài hạt sạn không đáng có trong thiết kế.

    - Cách chơi có phần lặp lại.

    - Hơi khó nắm mạch game.

    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    [Review] Dead Man's Draw - Tấm vé cho người mới bắt đầu!

    Đôi dòng tâm sự của đám "con nít" già đầu thích chơi Board Game

    Một phút trải lòng của Uno và Mèo nổ về Dead Man's Draw

    Xem thêm

  • [Tips] Ma Sói: Quản trò - Hé lộ những chức năng mở rộng kì thú

    0 comments / Posted on by BGV Company

     


    Nhóm bạn là hội ghiền chơi Sói và đã chơi cả chục trận Sói khác nhau. Giờ đây, bạn, với tư cách là một quản trò tận tâm và có trách nhiệm, muốn tìm kiếm những chức năng hay cách set game làm mới lạ cảm nhận của những đứa bạn khó tính? Hôm nay, Board Games Việt đem đến bảng tổng hợp các chức năng mới mà nhóm bạn có thể chế thêm để chơi cùng những lưu ý đi kèm. Điểm mặt chúng cùng Board Game Việt nhé!

     

    (ảnh minh họa) Những chức năng mới chưa xuất hiện trên thị trường!!!

    1. Phe Sói

    Nào, cùng bắt đầu với những nhân vật bị cả làng ghét bỏ, sói. Những con sói đã tìm ra các tài năng tiềm ẩn trong bản thân để giúp chúng đạt được lợi thế trước những dân làng thơ ngây. Liệu mọi người có sống sót trước hiểm họa mới tới này?

    • Sói Băng: Mỗi đêm, chọn 1 người và biến họ thành cục băng. Người đó không thể thực hiện chức năng đêm đó (nếu có) và nếu bị cắn sẽ không chết. (Quản trò sẽ thông báo chức năng bị đóng băng khi gọi dậy.) Nếu sói băng đóng băng Sói Trùm, tiên tri có thể soi ra Sói Trùm vào đêm đó. Không được đóng băng 1 người 2 đêm liên tiếp.

    Sói Băng có thể gọi ngay trước hoặc ngay sau khi gọi Sói dậy.


    Sói Băng - biến đứa khác thành cục băng

    • Sói Phù Thủy: Mỗi đêm, có thể chọn 1 người mình chưa chọn (tức là được chọn mỗi người 1 lần trong game). Vào sáng hôm sau, số phiếu chỉ vào người đó mặc định là 0. (Nếu người đó là người có nhiều phiếu nhất, người có số phiếu nhiều thứ 2 sẽ lên giàn)

    Sói Phù Thủy có thể gọi ngay trước hoặc ngay sau khi gọi Sói dậy. 

    Sói Phù Thủy - lường trước tương lai

    • Tiên Tri Sói (bản 2): Mỗi đêm, có thể chọn 1 người, biết người đó có chức năng không.

    Tiên Tri Sói có thể được gọi ngay sau khi gọi Sói dậy.


    Tiên Tri Sói - đoán trước hung hiểm cho cả đàn

    • Sói Nữ: Mỗi đêm, chọn 1 người không phải sói. Tiên tri sẽ soi người đó ra sói vào đêm nay.

    Sói Nữ có thể được gọi ngay sau khi gọi Sói dậy.


    Sói Nữ - người quyến rũ

    • Sói Nam: Mỗi đêm, chọn 1 Sói. Tiên tri sẽ soi sói đó ra người.

    Sói Nam có thể được gọi ngay sau khi gọi sói dậy.


    Sói Nam - kẻ dẫn đầu

    Lưu ý: Sói Nam và Sói Nữ khi đi chung sẽ rất mạnh. Cần cân nhắc sức mạnh của dân làng để cân bằng game.

    • Sói Mẹ: Đầu game, chọn kích chức năng đêm chẵn hay đêm lẻ. Khi kích hoạt chức năng, chọn 1 người chơi, người đó mất chức năng và trở thành sói thường, đêm hôm sau sẽ dậy chung với bầy Sói.

    Sói Mẹ gọi dậy riêng với các Sói khác. Sói Mẹ có thể biết mặt các Sói khác hoặc không. Sói Mẹ có thể không sử dụng chức năng. Những Sói khác không biết ai là Sói Mẹ.

    Lưu ý: Sói Mẹ là chức năng rất mạnh của Sói. Nên cân nhắc để cân bằng game.


    Sói Mẹ - luôn hiền từ, luôn bao dung

    • Phản Bội Tiềm Tàng: Vào đêm đầu tiên, các Sói chọn 1 người không phải Sói. Người đó mất chức năng và trở thành Phản Bội (thắng chung với Sói). Người đó ngay lập tức thức dậy để biết mặt Sói, nhưng sẽ không thức dậy vào các đêm khác để cắn chung với Sói.

    Lưu ý: Bản thân Phản Bội không được tính là một Sói.


    Phản Bội - mỗi họa ẩn giấu trong làng


    • Sói Già: Khi Sói Già còn sống, mỗi đêm sói được cắn 2 người.

    Lưu ý: Chỉ nên sử dụng Sói Già khi chơi với một làng quá đông người.


    Sói Già - tên cuồng sát


    • Sói Dự Bị: Đêm đầu tiên, giơ tay lên để đàn Sói biết mặt (không biết mặt sói). Ngay khi có một Sói chết đi, đêm đó, Sói Dự Bị trở thành con Sói đó và dậy cùng đàn Sói.

    Lưu ý: Các bạn có thể sử dụng Sói Dự Bị chung với Sói Trùm và Sói Con.


    Điều gì đáng sợ hơn khi lũ Sói tuyển "quân dự bị"


    • Sói Sida: Bất cứ khi nào có một chức năng tác động vào Sói Sida, chức năng đó chết ngay lập tức. (Ví dụ: tiên tri soi, phù thủy quăng bình cứu/giết, bảo vệ, thợ săn, cupid …)

    Lưu ý: Nếu đêm đầu tiên cupid tự ghép đôi với Sói Sida, cả 2 người cùng chết (chắc do không “an toàn” !).


    "Tui bị Sida đó!"


    2. Phe dân

    Dân làng cũng không kém cạnh gì. Vơ lấy cuốc, xẻng … họ tìm tòi những vật phẩm, tận dụng từng kĩ năng họ có để sống sót. Liệu như vậy đã là đủ?

    • Điêu Thuyền: Nàng vũ công từ thời Tam Quốc đã hiện thân giúp đỡ dân làng. Mỗi đêm, có quyền chọn 2 người và cho họ… so găng với nhau. Nếu trong 2 người đó có:

    + 1 dân và 1 sói: dân làng tử ẹo!

    + 1 sói và 1 chức năng: chức năng quá hùng mạnh, giết ngay sói!

    + 1 chức năng và 1 dân: dân thật hùng mạnh, chức năng cứ thế lăn quay ra chết!

    + Nếu 2 người đó có cùng loại chức năng (ví dụ: 2 dân, 2 sói, 2 chức năng), không ai chết, mọi người vui vẻ sống đến… tối hôm sau. 

    Lưu ý: Chức năng tương đối mạnh, hơn cả tiên tri đấy.

    "A hi hi"

    • Nặn Tượng: Mỗi đêm, chọn 1 người, mô tả 1 tư thế. Quản trò sẽ điều chỉnh tư thế của người được chọn tương ứng với tư thế được mô tả. Người được chọn phải giữ yên tư thế đó cho đến hết ngày hôm sau.

    Lưu ý: Chức năng chỉ sử dụng để tăng độ bựa của game.

     

    • Thầy Bùa: Mỗi đêm bạn sẽ biết nạn nhân của Sói. Có 3 lá bùa và chỉ được xài trong 4 đêm đầu. Mỗi đêm xài tối đa 1 lá bùa. người bị dán bùa nếu là chức năng hoặc Sói sẽ chết, còn nếu là dân đen thì không có gì xảy ra. Nếu thầy bùa xài 2 lá bùa trở lên (2 hoặc 3) thì sau đêm thứ 4 sẽ ko biết Sói cắn ai nữa. (lá 1 cho free hén)

    Lưu ý: Chức năng này thay thế chức năng phù thủy vốn có.

    "Úm Ba La Xì Bùa"


    • Thầy Bói: Mỗi đêm, bạn dậy soi 1 người. Nếu người đó là nạn nhân của sói (tức là sắp chết rồi á) thì con sói đầu tiên bên tay trái nạn nhân đó sẽ chết theo. (thật đáng sợ)

    Lưu ý: Chức năng này thay thế chức năng Tiên Tri vốn có. Thầy Bói thường đi chung với Thầy Bùa và Sói Mẹ để tạo thành một trận đấu đặc biệt. (rất vui nha).

    "Ta bói, ta bói, ta bói ra một con Sói!"


    • Kẻ Yêu Sự Sống: Một lần trong 3 đêm đầu tiên, khi bạn kích hoạt chức năng, tất cả chức năng trong đêm bị vô hiệu hóa. (Sói cắn, phù thủy quăng, tiên tri soi …) Tuy nhiên, không ai biết khi nào Kẻ Yêu Sự Sống kích hoạt chức năng. Cho nên sói vẫn chỉ định mục tiêu và phù thủy vẫn biết người bị cắn, nhưng người đó sẽ không chết.

    Lưu ý: Chức năng này có trong set game của Thầy Bói, Thầy Bùa, Sói Mẹ.

     

    • Kỹ nữ: Mỗi đêm có quyền chọn một người, người đó không được sử dụng chức năng. (Quản trò sẽ thông báo đếm đó bạn không được dùng vì quá “lao lực”)

    Lưu ý: Kỹ Nữ phe dân.

     

    Những cô gái xinh đẹp đã ở ngay đây rồi...

    • Thầy Giáo (bản trung học cơ sở): Đầu game, lấy ra 4 đến 5 chức năng, đặt ở ngoài game. Các chức năng có thể là:

    + Giết 1 người.

    + Biết người bị Sói cắn.

    + Cắn lại thay Sói (mục tiêu đầu tiên của sói mất hiệu lực).

    + Chọn 1 người. Nếu bạn chết trong đêm đó, người đó chết chung.

    + Người rút chết ngay lập tức.

    + Vân vân (bạn có thể nghĩ thêm chức năng) …

    Mỗi đêm, Thầy Giáo có thể chọn 1 người. Người đó sẽ rút bất kì 1 lá (úp xuống) và có chức năng của lá đó trong đêm nay. Lá đó sẽ được trả lại sau khi chức năng đã thực hiện. Nếu người đó không muốn thực hiện, chức năng đó sẽ không lưu lại đến đêm sau.


    • Thầy giáo (bản trung học phổ thông): Đầu game, lấy ra 4 đến 5 chức năng, đặt ở ngoài game. Các chức năng có thể là:

    + Tiên tri tập sự.

    + Tough Guy.

    + Sói Con.

    + Thằng Ngốc.

    + Hồn Ma (rút ra là chết).

    + Vân vân (bạn có thể nghĩ thêm chức năng) …

    Mỗi đêm, Thầy Giáo có thể chọn 1người. Nếu người đó là Dân Làng, người đó rút 1 lá và có chức năng đó từ giờ đến hết game. Người đó gọi là học sinh thứ X (X là số đêm). Mỗi đêm, sau khi gọi thầy giáo, các học sinh lần lượt dậy để thực hiện chức năng.

    Thầy Giáo - người khai sáng cho đám dân đen

    Lá được dạy sẽ không được đặt lại vào chồng bài, thay vào đó, bỏ lá đó ra khỏi game. Nếu người được thầy giáo dạy không phải Dân Làng, quản trò sẽ bỏ ngẫu nhiên 1 lá bài. Vào đêm sau, Quản trò vẫn gọi Học sinh những đêm trước dậy (dù không có học sinh nào).

     

    3. Phe thứ "n"

    Không chỉ Sói là mối nguy hiểm với Dân Làng, những kẻ xấu xa mang trong mình những kế hoạch tồi tệ đang âm thầm ẩn nấp, chờ thời cơ chiến thắng hả hê. Thật nguy hiểm!!!

    • Chupacabra (bản nâng cấp): Chúp-pa-chúp đã trở lại và đáng sợ hơn xưa. Giờ hắn có 3 mạng khi bị sói cắn. Mỗi đêm, hắn chọn cắn 1 người, nếu đó là Sói, Sói đó lăn ra chết. Khi Sói đã chết hết, hắn có thể cắn chết bất cứ ai. Một khi không còn chức năng trên bàn hay chỉ có 5 người còn sống (tính cả hắn), hắn thắng game và cười một cách sung sướng.

    Chupacabra - tên quái vật đáng sợ

    • Vampire (Một quân đoàn Vampire): Vampire nay đâu còn "hiền lành" như xưa. Giờ chỉ còn 1 Vampire, 1 chúa trùm. Vampire sau khi cắn 1 người, nếu đó không phải sói, người đó sẽ mất chức năng và hóa thành còn Vam đời sau. Nếu Vam đời trước chết, tất cả các Vam sau đó sẽ chết theo. Nếu đó là sói, sói sẽ chết ngay khi mặt trời mọc. Lũ Vam đông đúc đáng sợ là mối nguy hiểm to lớn với toàn làng, kể cả bầy sói.
    Bầy Vam đông đúc quả là kẻ thù đáng sợ

    Và vậy là chúng ta đã điểm qua rất nhiều chức năng mới, cả sói lẫn dân. Còn các bạn thì sao? Các bạn còn biết chức năng nào khác? Có chức năng nào các bạn chưa hiểu? Hãy còm-men phía dưới và cùng thảo luận nào!
    Thử thách hơn với vô vàn các nhân vật và chế độ chơi khác nhau, nhanh tay đặt ngay các phiên bản Ma Sói tại đây nhé!

    Chúc các bạn có những trận sói thật vui! ^^

    ---

    Người viết: Day Breaker – Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Nếu Bạn Là Một Quản Trò Giỏi, Bạn Phải Biết 5 Điều Sau

    [Tips] Ma Sói : Bán sói - kẻ đặt chân hai bên bờ chiến tuyến

    [Review] Mogel Motte – Trò Chơi Của Kẻ Phá Luật

    Xem thêm

  • [Review] Room 25 - Trò chơi của sự sống còn

    0 comments / Posted on by Breaker Day

    Các trò tìm đường quá dễ với bạn? Board Game thám hiểm không làm bạn thấy kịch tính? Thế bạn nghĩ sao về một Board Game nơi mạng sống của bạn luôn trong tình trạng "chỉ mành treo chuông"? Đó là thế giới trong Room 25. 25 căn phòng, 25 lựa chọn, chỉ 1 trong số đó đưa bạn với tự do. Sao, hào hứng chứ?



    Room 25, mỗi bước chân là một thử thách

    1. Cốt truyện

    Room 25 lấy bối cảnh là một nhà ngục tối tăm. Tại đây, mỗi người chơi phải tìm cách trốn thoát và đến với tự do. Nơi đây chỉ có một lối thoát duy nhất, một đường ra duy nhất và nó nằm ở căn phòng số 25 trong nhà tù. Tìm ra nó và trốn thoát là mục tiêu duy nhất của các tù nhân, nhưng đó không phải là mục tiêu của tất cả. Có những tên canh ngục tàn bạo đang ở đây, tìm cách tiêu diệt và giữ các tù nhân giữa bốn bức tường tù ngục vĩnh viễn.

    Các tù nhân có tìm ra cánh cửa hi vọng ấy, hay cai ngục một lần nữa hoàn thành suất sắc nhiệm vụ? Trong nơi tăm tối như nhà giam, sự tin tưởng là thứ sa xỉ nhất con người dành cho nhau!

    "Chúng ta cần hợp tác để sống sót. Nhưng với ai?"

    2. Cách chơi

    Mỗi nhân vật có 4 hành động cơ bản. Mỗi người chơi sẽ lần lượt thực hiện hành động của mình, theo thứ tự được quy định vào đầu mỗi vòng. Trước tiên, mỗi người lựa tối đa hai hành động, sắp xếp thứ tự trước - sau và đặt chúng úp xuống. Lần lượt từng người chơi sẽ thực hiện hành động một và hai của mình. Người đó có thể di chuyển khám phá một phòng mới, kích hoạt cơ quan để thay đổi vị trí một dãy phòng, hay nhìn trộm sang căn phòng bên cạnh... Các căn phòng có những chức năng khác nhau và được chia thành 3 loại dựa trên mức độ nguy hiểm của chúng.

    Những căn phòng màu xanh lá là nơi an toàn hoặc đem lại lợi thế cho người chơi. Ngược lại, những căn phòng vàng là chỗ bất lợi, làm người chơi gặp khó khăn. Tuy vậy, không đâu nguy hiểm bằng những căn phòng đỏ. Tại đây, một sai lầm có thể khiến người đó mất mạng. Một cái cưa cứa ngang người những kẻ chậm chạp, một bể axit đổ ập lên đầu kẻ cả tin, có nơi bạn chẳng cần làm gì, chỉ cần mở cửa ra là đã nhận được tấm vé một chiều xuống địa ngục... Sai lầm, đôi khi trả giá bằng mạng sống.


    Mục tiêu tối thượng - tự do

    Nhận xét cách chơi:

    Nhà ngục tối tăm của Room 25 rất hợp với phong cách toan tính, lên kế hoạch của game. Bạn phải cẩn thận tính toán, lên kế hoạch từng đường đi nước bước của mình. Với 3 chế độ chơi, Room 25 sẽ không làm bạn cảm thấy chán khi cứ mỗi lần chơi, một bản đồ mới lại xuất hiện, không cái nào giống cái nào.

    "Mình sẽ làm gì? Người khác sẽ làm gì? Mình phải làm gì khi họ làm vậy?" Bạn sẽ luôn phải trả lời các câu hỏi trên. Room 25 không chỉ về khám phá và trốn thoát, nó cũng thách thức khả năng giao tiếp và thuyết phục. Một bộ Board Game với cách chơi khá sáng tạo và hấp dẫn.


    Con đường gian truân nằm dài phía trước!

    3. Thiết kế

    Các căn phòng trong Room 25 có hình vuông, làm bằng giấy cứng, in rất chi tiết. Bạn có thể thấy sự tối tăm trong nhà ngục thể hiện trên các thẻ phòng, những bồn vệ sinh nứt vỡ, phòng tắm ngập nước bẩn, một bể axit nổi bong bóng phập phồng... Đồ họa thể hiện trên các thẻ phòng là điểm cộng lớn nhất trong thiết kế game, kết hợp cùng các tượng nhân vật tạo thành một game rất đáng sở hữu.

    Thiết kế game bắt mắt, hộp game to, rộng, các thẻ nhân vật chi tiết. Room 25 chỉ thiếu sót chút xíu về các lá hành động cùng thân phận, thật đáng tiếc!

    Đồ họa là một trong các mũi nhọn của Room 25

    4. Kết luận

    Là một bộ game lộng lẫy, cách chơi hay, sáng tạo làm Room 25 thật sự tỏa sáng. Khi các hầm ngục lần lượt hiện lên trước mắt, liệu bạn có đủ bình tĩnh để tìm ra căn phòng tự do đích thực? Nói chuyện, tương tác, thuyết phục. Một Board Game tuyệt vời, đáng giá góp mặt trong kệ game của bạn.

    Những firgure (được tô màu) của Room 25

    Ưu điểm

    - Đồ họa đẹp, chi tiết.

    - Giá trị chơi lại cao.

    - Pha trộn giữa tính toán, chiến thuật cùng biện luận, giao tiếp.

    - Bản đồ luôn thay đổi, giảm độ nhà chán.

    Khuyết điểm

    - Chuẩn bị khá nhiều vào đầu game.

    - Ít vui vẻ, ít tình huống bừa bựa.

    - Phải bảo quản kĩ các lá bài để tránh hư game.


    Các bạn có thể đến các buổi off của BGV tụi mình để trải nghiệm game miễn phí nhé!



    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn xem:

    [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Là một quản trò giỏi, bạn phải biết 5 điều sau

    [Review] Bang Dice – Khi Bạn Giải Quyết Mọi Thứ Bằng 6 Viên Xí Ngầu

    Top 4 nỗi ám ảnh khi chơi Board Game

    Xem thêm

  • [Tips] Ma Sói: Quản Trò - Là một quản trò giỏi, bạn phải biết 5 điều sau

    0 comments / Posted on by BGV Company

    Quản trò! Không phải ai cũng có thể làm quản trò. Khi làm công việc này, bạn hy sinh rất nhiều thứ. Bạn không được chơi, không được tham gia biện luận. Bạn không thể cãi vã, không thể lên chiến thuật, và tiếng nói của bạn chỉ vang lên những giây phút nhắc nhỏ thời gian/luật lệ hay khi lên giàn.

    Thế nhưng, vẫn có những con người cần mẫn với “nghề” quản trò. Họ sẵn sàng hi sinh để bạn bè có thời gian vui vẻ cùng Ma sói. Quản trò không tham gia chính thức, nhưng nếu bạn là một quản trò tài năng, ở một mức độ nào đó, bạn luôn ảnh hưởng đến game, để game luôn làm mọi người thấy hào hứng, thoải mái, tự do.

    “Có những thứ, chúng ta cần biết. Có những thứ, chúng ta cần làm. Vì một ván sói căng não, vui vẻ, và tràn ngập tiếng cười!”

    Nói về quản trò – trong một bài post đã có từ rất lâu rồi.


    • Gọi trong đêm: Đôi khi, tiếng vọng thánh thót của bạn trong đêm có thể làm một vài người ước đoán được ai ngồi ở đâu. Ví dụ như khi gọi phù thủy, bạn đang tập trung nói “Hôm nay người này chết, phù thủy có cứu không? Có giết ai không nào?”, âm thanh ở khu vực đó sẽ nghe to hơn hẳn, và một số người tinh tế có thể nghe và đoán được.

     

    Cách giải quyết: Bạn hãy tích cực xoay đi nhiều chỗ khi gọi các chức năng và lúc lên tiếng trong đêm. Hạn chế chỉ nhìn mặt chức năng và nói. Điều đó sẽ giúp âm thanh rải đều và hạn chế lộ game trong đêm. (tương tự với các tiếng động khác nhé … như tiếng bước chân chẳng hạn)

     


    Có rất nhiều thứ phải để ý trong đêm, vì một game không lỗi!

    • Thông báo sai người chết: Trong những giây phút bối rối, bạn có thể nhầm lẫn ai chết và ai không. Việc thông báo nhầm người chết có thể rất tai hại với game, ảnh hưởng đến cách suy luận của người chơi. “Tao chưa chết mà, chức năng tao a b c mà sao chết T_T”. Tai hại đến thế đấy, vậy phải làm sao đây!!!

     

    Cách giải quyết: Trước khi cho tất cả mọi người thức dậy, bạn hãy tổng kết lại xem ai chết vào ngày hôm đó. Cân nhắc các chức năng của họ xem có ảnh hưởng không (ví dụ: bán sói, Tough Guy, bảo vệ có bảo vệ người đó không …).

    Nếu bạn không nhớ, bạn có thể mở bài lên và xem lại trước khi cho mọi người dậy và thu bài. Bạn cũng có thể nhờ sự trợ giúp của những “hồn ma” tốt bụng bên ngoài hoặc sử dụng giấy ghi chú (mặc dù phiền phức hơn nhiều).

     

    Đừng kêu sai người chết he

    • Quên gọi chức năng: Các chức năng sẽ buồn lắm nếu bạn bỏ qua họ. Một chức năng không thực hiện trong đêm có thể ảnh hưởng đến hướng phát triển cả game. “Tui chưa dậy quản trò ơi!” – vậy là mọi người đều biết bạn đó có chức năng. Những tình cảnh như vậy thật không nên có đúng không bạn?

     

    Cách giải quyết: Ngoài việc dùng các “ngoại vật” để ghi chú, bạn cũng nên tự tạo những cách để đảm bảo không nhầm.

    Bạn có thể gọi chức năng theo một thứ tự nhất định (ví dụ: gọi cặp đôi trước, rồi sói, bảo vệ, phù thủy …). Gọi theo thứ tự có tác dụng rất lớn khi bạn mới làm quản trò không lâu, đồng thời để bạn làm quen với các chức năng.

    Trước khi để mọi người thức dậy, một câu “Còn chức năng nào mình chưa gọi hem?” sẽ giúp bạn không tình cờ “bỏ rơi” chức năng nào hết đấy!

     


    Bạn có thể tự kiểm tra hoặc "lợi dụng các hồn ma" bên ngoài

    • Người chơi nói quá to, cãi nhau quá dữ đến mức không kiểm soát nổi: Việc này không được tính là một lỗi, nhưng một quản trò tuyệt vời không nên để những phiền muộn bé xíu làm ảnh hưởng cảm xúc mọi người. Ma sói là trò chơi biện luận, một vài trường hợp to tiếng gào thét gần như không thể tránh khỏi, bạn nên làm gì đây?!?

     

    Cách giải quyết: Bạn có thể đặt ra những quy tắc chung, những “house rules” cho mọi người nghe theo. “Đừng hét to quá nha.”, “Có gì ưu tiên mấy bạn mới nói nữa nè.”, “Tập trung nghe bạn lên giàn nói nào, có gì giơ tay người ta cho nói mới được nói nghe.” Những quy tắc nho nhỏ thế sẽ giúp cảm nhận game của mọi người tốt lên nhiều.

    Trong trường hợp mọi người quá tập trung vào game đến mức … quên luôn quy với chả tắc, bạn, một quản trò đáng kính và thông thái nên “ra tay” để hạ bớt nhiệt cuộc cãi lý, xì bớt không khí căng phồng trong cái “bong bóng bàn chơi” này.

     


    Bạn có thể đặt ra vài quy tắc, đồng thời để ý xem khi nào nên lên tiếng "giải nhiệt"

    • Bí mật của một quản trò tài năng, hiểu người chơi của mình: Đây là kinh nghiệm được đúc kết bởi rất nhiều quản trò khác nhau, có kinh nghiệm quản hàng trăm trận sói lớn nhỏ.

    Họ đều làm rất tốt một việc, họ hiểu người chơi, như những người bạn hiểu nhau, họ biết khi nào nên tăng tốc trận game, khi nào nên dành thời gian cho mọi người tranh luận. Họ biết những chức năng nào phù hợp với bạn bè mình, họ biết khi nào nên đùa giỡn, khi nào nên nghiêm túc. Đó là kinh nghiệm vô giá bạn sẽ đúc kết được khi bạn đã quản đủ lâu, và giờ bạn biết rồi đấy. Thử để ý bạn bè mình một chút, và bạn sẽ nhận ra nhiều, rất nhiều điều thú vị!


    Quản trò, không ai nói đây là công việc dễ dàng, có thể nói là khá mệt mỏi. Nhưng tất cả đều có cái hay của nó. Ai biết được toàn bộ diễn biến của game? Lời ai quyền lực to lớn, để mọi người phải nhất nhất nghe theo? Hãy là một quản trò thông thái, đồng thời tận hưởng game. Và một tip nhỏ nữa cho tính chuyên nghiệp của người dẫn dắt là đừng bao giờ quên mang theo bộ bài Ma Sói. Nếu bạn chưa có thì sở hữu em nó ngay tại đây nhé!

    “Niềm vui khi chơi Ma sói, là dành cho tất cả mọi người. Và quản trò cũng vậy.” (Chị Jackie Nguyễn)

     

    ---

    Người viết: Day Breaker – Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    [Tips] Ma Sói : Bán sói - kẻ đặt chân hai bên bờ chiến tuyến

    [Review] Mogel Motte – Trò Chơi Của Kẻ Phá Luật

    [Review] Skull – Món ngon mới lạ cho kẻ thích phỉnh phờ!

    Xem thêm

  • [Review] Skull – Món ngon mới lạ cho kẻ thích phỉnh phờ!

    0 comments / Posted on by Breaker Day


    Skull là một cuộc đấu trí tuệ và tâm lý. Game đơn giản, dễ tiếp cận nhưng ẩn chứa những chiến thuật thâm sâu. Đâu là giới hạn của một người? Quyết định của họ là gì? Họ sẽ làm gì, và họ làm được đến đâu? Là những câu hỏi bạn phải đối mặt khi chơi Skull.

    Nhỏ, nhưng không “bé”, Skull sẽ làm những bộ óc lỗi lạc nhất cũng phải điên đầu đấy, bên cạnh đó nó còn rất vui, là thứ phù hợp với đa số mọi người.



    1. Cốt truyện

    Được tạo nên giữa hình ảnh những bông hoa nở rộ và đầu lâu trong Day of the Death bắt nguồn từ Tây Ban Nha. Trong ngày này, chúng ta tưởng nhớ những người đã khuất bằng các vòng hoa tươi, đồng thời nhận về sự thanh thản trong tâm hồn.

    Skull có thể không quá gắn liền với ngày lễ trên, tuy nhiên phong cách và các đường nét của nó cũng gợi lên sự thiêng liêng thâm trầm và ai biết được, biết đâu trò chơi lại là một nghi lễ cổ xưa thì sao!

     


    Những hình ảnh quen thuộc trong Day of Dead

    2. Cách chơi

    Mỗi người chơi có 4 thẻ, 3 thẻ hoa và 1 thẻ đầu lâu. Đầu lượt, mỗi người chọn 1 thẻ và đặt úp xuống bàn chơi. Sau đó, kể từ người đi đầu, mỗi người có 2 lựa chọn, hoặc là đặt úp thêm 1 lá, hoặc tuyên bố số hoa mình có thể lật được.

    Nếu bạn tuyên bố bạn lật được X hoa, vậy người kế tiếp chỉ có thể, hoặc tuyên bố lật được số hoa nhiều hơn X, hoặc từ bỏ, không được đặt úp thêm thẻ nữa. Cho đến khi chỉ còn 1 người chưa từ bỏ.

    Người đó phải lật toàn bộ bài của mình lên, sau đó lật cho đến khi lật ra số hoa họ đã tuyên bố. Nếu trong số những lá bài họ lật lên có lá đầu lâu đáng sợ hay họ chẳng may lật trúng một lá đầu lâu, họ dừng việc lật thẻ ngay lập tức, và mất 1 thẻ ngẫu nhiên.

    Nếu bằng sự thần kì nào đó, họ lật thành công, họ ghi được 1 điểm. Người nào có được 2 điểm, người đó sẽ là người chiến thắng. Người nào mất hết cả 4 thẻ bị loại khỏi game. Những thẻ bị loại bỏ sẽ để úp, và không người nào biết được trừ người bị mất thẻ.

    Vậy bạn hoặc chiến thắng theo cách tuyệt vời và ghi 2 điểm, hoặc đợi những kẻ khác đau khổ mất hết thẻ trên tay. Chọn sao, tùy bạn! Bạn chọn đầu lâu, hay là hoa hồng?

     


    Cách chơi đơn giản, sáng tạo

    Nhận xét cách chơi:

    Đơn giản, dễ chơi, không tốn nhiều thời gian để thích ứng nhưng mang đến niềm vui tuyệt vời. Không có gì nhiều để nói về cách chơi, chỉ cần chơi thôi!

     

    3. Thiết kế

    Những thẻ bài tròn nhỏ, dễ thương. Một tấm ghi nhớ điểm và chứa những thẻ bạn chọn úp xuống. Họa tiết được vẽ rõ ràng, các bông hoa và đầu lâu được làm tinh tế, không cái nào giống cái nào. Hộp game nho nhỏ, cầm vừa tay, in hình đầu lâu sặc sỡ. Skull rất đáng đồng tiền cũng như thời gian giành ra chơi nó.

    Điểm trừ của Skull về mặt thiết kế chỉ là một vài sai sót không đáng kể. Tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận của một số bạn truy cầu hoàn hảo. Dù vậy, Skull rất đáng chơi, đáng thử, đáng để chúng ta say mê.



    Thiết kế của Skull quá tuyệt vời!

     4. Kết luận

    Nhẹ nhàng nhưng chiến thuật. Mọi thứ đều có thể trong Skull, là một trong những trò chơi hay khi xét về độ lừa cũng như độ bựa. Bạn nên thử Skull, đó là mọi thứ chúng mình có thể nói. Nên thử nó, và nếu bạn hài lòng, hãy đem nó chia sẻ với mọi người xung quanh. Một board game thật sự tuyệt vời!

    Skull remake by Board Games Việt


    Ưu điểm:

    • Nhỏ, nhẹ, hình ảnh dễ thương, chi tiết.
    • Luật chơi đơn giản.
    • Mang lại nhiều niềm vui.
    • Có chiến thuật sâu xa.
    • Mang tính lừa nhau, hại nhau đầy hào hứng.
    • Phù hợp nhiều lứa tuổi.

    Khuyết điểm:

    • Có vài lỗi đồ họa không đáng kể.
    • Hộp có hình vuông và họa tiết tím, có thể coi là khuyết điểm nhỏ.

     



    ---

    Người viết: Day Breaker - Board Games Việt

    Có thể bạn muốn xem:

    [Tips] Ma Sói: Dân Làng - Liên Minh Công Nông

    5 lý do chúng ta không thích Board Game và cách "chữa trị"

    [Review] Dixit – Chuyến phiêu lưu của kẻ mộng mơ

     

    Xem thêm

  • [Review] Camel Up – Đua lạc đà

    0 comments / Posted on by Breaker Day


    Bạn đã thấy đua ngựa, đua chó, đua heo, nhưng có bao giờ bạn thấy đua lạc đà? Bước vào Camel Up, bạn không chỉ được tận hưởng cuộc đua có một không hai, đồng thời trải nghiệm cảm giác đặt cược hồi hộp kịch tính. Nào, cùng bắt đầu cuộc đua chứ? 

    Camel Up - Đua Lạc Đà

    1. Cốt truyện

    Tại đây mỗi người là một quý tộc, và chúng ta sẽ giải trí bằng cách đặt cược vào cuộc đua lạc đà nổi tiếng. Người nào kiếm được nhiều tiền nhất nơi đây? Dưới cái nóng cháy của xa mạc, con lạc đà nào có thể vượt qua hết tất cả và về đích? Hãy mang theo trà đá và khăn choàng vì cuộc đua đã bắt đầu.

    Đặt cược! Đặt cược nào! 


    2. Cách chơi

    Trong lượt, bạn có thể thực hiện 1 trong các hành động sau:

    • Lấy một thẻ thứ hạng của 1 con lạc đà .
    • Đặt thẻ tiên đoán xem con nào về nhất, về chót.
    • Lấy 1 tiền, sau đó lộn ngược kim tự tháp lên lắc xí ngầu.
    • Đặt hay di chuyển thẻ ốc đảo/sa mạc của mình.

    Về cơ bản, bạn chỉ cần đoán xem con nào sẽ vọt lên đứng đầu, và thế là “Wa la”, có 1 đống tiền. Những thứ bạn cần lưu ý là các ốc đảo hay sa mạc do người chơi đặt trên đường đua, thứ tự chồng chất của lũ lạc đà và độ hên xui của viên xí ngầu.

    Cách chơi của Camel Up dễ học, dễ nhớ, dễ làm quen


    Nhận xét cách chơi:

    Camel Upboard game đặt cược thuần túy, có chiến thuật nhưng yếu tố lớn nhất vẫn là… hên xui. Cũng khó nói niềm vui của game đến từ đâu, có lẽ chính từ việc bạn không biết chuyện gì sẽ xảy ra, những trải nghiệm cũ mà chẳng cũ cùng viên xí ngầu là chất kết dính bạn cùng Camel chăng? 

    Kịch tính, hồi hộp là những cảm giác Camel up đem lại. Cách chơi đơn giản, quen thuộc này cùng phong cách Ai Cập cổ quyện vào nhau, có thể làm bạn chơi mãi không thôi.


    3. Thiết kế 

    Bản đồ Camel được làm khá đẹp, to và chi tiết. Bạn có thể thấy chỗ nghỉ cho những con lạc đà, đường đua sa mạc nóng bức hay khu đặt cược. Những con lạc đà bằng nhựa cứng cầm khá đã tay và nhìn qua cũng khá giống lạc đà.

    Kim tự tháp to bự ngự ngay giữa đường đua thì khỏi phải chê. Thật là một ý tưởng táo bạo khi đem 1 trong 7 kì quan thế giới làm đồ lắc xí ngầu, nhưng nghe rất tuyệt phải không nào!


    Có một Kim tự tháp to bự để lắc xí ngầu

    Chi tiết cũng là một điểm cộng của Camel Up khi các họa tiết trang trí, hình cây cối hay nhân sư được thêm vào để điểm xuyết phong cách sa mạc. Các thẻ bài cược nhìn khá dễ thương, sắc nét. Camel Up nhận được rất nhiều đánh giá tốt về mặt thiết kế và những bộ phận của nó. Một game đáng tiền mua.

    Buồn thay, đồng tiền trong Camel Up bị làm hơi … xấu. Mà cũng có thể những đồng Ai Cập đó được làm với nét đẹp tiềm ẩn bí mật nào đó thì sao? Có thể lắm chứ!


    4. Tổng kết

    Cách chơi bình thường, quen thuộc. Thiết kế đẹp, đã mắt. Camel Up thuần túy chỉ là game giải trí, hên xui. Nhưng đó, chính là điểm thu hút nhất của Camel Up. Từ ngữ diễn đạt không đủ, bạn phải chơi để hiểu nó.

              

    [Hướng dẫn chơi] Camel Up - Đua Lạc Đà - Board Games Việt

    Ưu điểm:

    • Nhẹ nhàng, vui vẻ, hên xui.
    • Thiết kế sáng tạo.
    • Game có chất lượng, đẹp mắt.
    • Có tính giải trí cao.

    Khuyết điểm

    • Ít chiến thuật.
    • Quá nhiều may mắn và rủi ro.
    • Firgure lạc đà nhìn không giống lạc đà cho lắm (mặc dù vẫn dễ thương).

     

    Các bạn có thể đến các buổi off của BGV tụi mình để trải nghiệm game miễn phí nhé!



    ---

    Người viết: Day Breaker – Board Games Việt

    Có thể bạn muốn đọc:

    [Review] Werewolf : Artifact - Cổ Vật Quyền Năng

    [Review] Istanbul - Săn Lùng Bảo Thạch

    5 lý do chúng ta không thích Board Game và cách "chữa trị"

    Xem thêm